Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế trí thức, nguồn lực con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội và thế hệ trẻ chỉ thực sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế đất nước khi được giáo dục và đào tạo và được chuẩn bị thể lực tốt.
Mục tiêu đào tạo trong các trường sư phạm là đào tạo đội ngũ giáo viên cho các trường phổ thông có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn học được đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường phổ thông thực hiện hai chức năng, đó là dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục. Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm: Phát động các phong trào thi đua, tổ chức sinh hoạt đoàn thể, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, trong đó thể thao là hoạt động diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, mục đích của giáo dục thể chất cho sinh viên là góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên có thể chất cường tráng, có tri thức và tay nghề, đáp ứng được nhu cầu xã hội chuẩn bị thể chất cho sinh viên là một mặt của giáo dục toàn diện.
Từ sự cần thiết đổi mới hoạt động GDTC trong các trường Sư phạm
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra định hướng đổi mới hoạt động GDTC trong các trường sư phạm theo hướng đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên TDTT trường học.
Tác giả Chấn Hải đã tiến hành phỏng vấn ở 48 trường thuộc khu vực Trung Bắc và các tỉnh thành phố phục cận như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương về mức độ cần thiết của sự phối hợp hoạt động TDTT và các hoạt động khác. Kết quả của quá trình phỏng vấn cho thấy đã có 97,3% ý kiến cho rằng cần thiết sử dụng hoạt động TDTT trong giao lưu giữa các lớp, các nhà trường và đó cũng là nguyện vọng của đông đảo học sinh muốn được giao lưu, mở rộng quan hệ với bạn bè.
95,9% ý kiến tán thành phối hợp hoạt động TDTT với các phong trào hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường. 97,8% ý kiến coi hoạt động TDTT là phương tiện vui chơi, giải trí của học sinh sau giờ học. 94,2% ý kiến cần tổ chức các hoạt động TDTT trong các ngày lễ lớn của dân tộc, các lễ hội tại trường. 92,1% cho rằng trong các hoạt động dã ngoại cần thiết phải có hoạt động TDTT.
Các con số đã thể hiện sự cần thiết của các hoạt động TDTT trong nhà trường, nó đáp ứng nguyện vọng được tập luyện TDTT của học sinh trong và ngoài giờ học.
Để hiểu rõ những yêu cầu của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ học, đề tài đã tiến hành thực hiện phiếu điều tra đối với 148 giáo viên chủ nhiệm lớp của 48 trường THPT thuộc vùng Trung Bắc và các vùng phụ cận về những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm có tác dụng hỗ trợ và phát triển kỹ năng hoạt động giáo dục cho giáo viên. Kết quả cho thấy, sinh viên còn hạn chế về năng lực triển khai công tác chủ nhiệm lớp (50,5%), sinh viên còn thiếu tự tin khi tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể cho học sinh (77,9%). 63% ý kiến thừa nhận còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung, hình thức tỏo chức các hoạt động giao lưu, vui chơi giải trí cho học sinh cũng như không có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng môn học GDTC trong tổ chức hoạt động TDTT cho học sinh. Đặc biệt, có tới 58,3% ý kiến thiếu kiến thức và kỹ năng tổ chức quản lý các hạot động tập thể, các hạot động dã ngoịa và họ đều thống nhất ý kiến cho rằng do chương trình GDTC đang được đào tạo tại trường sư phạm còn nhiều hạn chế về nâng cao năng lực tổ chức, hướng dẫn công tác TDTT trường học.
Sau quá trình điều tra thực tiễn tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục ở trường THPT cùng với chương trình GDTC mà sinh viên được trang bị trong trường đại học đã cho thấy chương trình đào tạo môn học GDTC cho sinh viên sư phạm chưa đáp ứng được với thực tiễn nhà trường THPT và cũng là sơ sở để nhà trường sư phạm có định hướng đổi mới chương trình GDTC cho phù hợp
Phần II: Đến định hướng đổi mới hoạt động GDTC trong các trường sư phạm
Ngọc Khánh