You must configure this module first via "Module Settings"

Sở VHTTDL Gia Lai: đẩy mạnh CCHC góp phần thúc đẩy lĩnh vực VHTTDL của tỉnh

Trong thời gian qua, công tác CCHC luôn nhận được quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai. Qua đó nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước hướng tới xây dựng một chính quyền liêm chính, kiến tạo, phục vụ Nhân dân.

Những kết quả đã đạt được

Trong năm 2021, Sở đã phổ biến, quán triệt đến công chức chuyên môn trực tiếp thực thi nhiệm vụ giải quyết TTHC. Trong các cuộc họp giao ban, Giám đốc Sở quán triệt chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền CCHC cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đưa thông tin về CCHC trong các buổi giao ban, họp định kỳ của Sở và qua hệ hệ thống văn phòng điện tử.

Bên cạnh đó, Sở tiến hành rà soát đánh giá 01 TTHC và tham mưu UBND tỉnh ban hành 07 quyết định về CCHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; đồng thời triển khai thực hiện tốt Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Gia Lai để Bưu điện thực hiện. Hiện tại sau khi bàn giao nhân viên Bưu điện đã thực hiện tốt, thuần thục các thao tác để tiếp nhận hồ sơ một cửa đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ gồm máy vi tính, bàn làm việc, máy in, máy Scan được Bưu điện tỉnh bố trí tại Trung tâm phục vụ hành chính công đảm bảo đúng quy định. Công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án tiếp tục được các phòng, ban, cơ quan đơn vị trực thuộc Sở quan tâm thực hiện. Hiện, số lượng hồ sơ sử dụng dịch vụ bưu chính công ích (tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua dịch vụ BCCI: 41,20%; tỷ lệ kết quả giải quyết TTHC được trả qua dịch vụ BCCI: 99,32%) và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ngày càng tăng (đạt tỷ lệ 93,47 %).

Sở cũng niêm yết công khai 100% TTHC (126/126) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở mức độ 2; dẫn đường link liên kết đến cổng dịch vụ công của tỉnh địa chỉ: https://dichvucong.gialai.gov.vn/. Tính đến nay 100% cán bộ công chức đã sử dụng thành thạo phần mềm quản lý văn bản và điều hành; 100% văn bản đến và đi được xử lý trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan, đơn vị; công chức viên chức thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành và trao đổi với các cơ quan khác qua hệ thống mail công vụ. Triển khai áp dụng chữ ký số đến 04/04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. 100% văn bản được thực hiện chữ ký số cá nhân và tổ chức đúng theo quy định.

Hệ thống một cửa điện tử được triển khai và hoạt động đến nay cơ bản đã ổn định. 100% hồ sơ được tiếp nhận vào hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông và 100% hồ sơ được xứ lý trả kết quả cho tổ chức, công dân đảm bảo đúng hạn.

Đặc biệt, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC tại Sở và các đơn vị trực thuộc đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý điều hành, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI còn thấp (tỷ lệ đạt: 6,92%). Tuy nhiên tỉ lệ hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ BCCI trên tổng số hồ sơ tiếp nhận đạt yêu cầu, đảm bảo được an toàn trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 sau khi tích hợp kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia đạt tỉ lệ 32,53% (41/126 TTHC).

Trong quý I năm 2022, Sở đã tiếp nhận 42 hồ sơ TTHC, trong đó đã giải quyết 41 hồ sơ đúng hạn đạt 97,62% và 01 hồ sơ đang trong quá trình xử lý giải quyết theo quy định. Thời gian giải quyết TTHC được rút ngắn đã tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch hành chính.

Hướng tới các mục tiêu mới

Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác CCHC năm 2022, Sở tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ CCHC, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao đông toàn Ngành về CCHC, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác CCHC, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về công tác CCHC

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong các lĩnh vực thuộc ngành quản lý; đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng, hiệu quả công tác xử lý VBQPPL sau rà soát, xử lý văn bản trái pháp luật phát hiện qua kiểm tra (nếu có).

Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi trên các phương tiện khác nhau.Tăng cường trao đổi văn bản dưới dạng điện tử (phải được ký số) giữa các cơ quan hành chính nhà nước đạt tỷ lệ 100%. Tiếp tục xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng (trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, hệ thống Một cửa điện tử…) đạt 100%.

Phối hợp cung cấp, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở và tăng cường triển khai xây dựng và cung cấp DVCTT mức độ 3, mức độ 4 theo yêu cầu của Chính phủ và của UBND tỉnh và tích hợp vào Cổng Dịch vụ công của tỉnh; nâng cao tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý qua DVCTT mức độ 3, mức độ 4.

Thực hiện bố trí công chức, viên chức đúng theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với từng vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính. 100% các đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thường xuyên rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Chính quyền điện tử, Chính quyền số góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.

Tăng cường sự hiểu biết của người dân, tổ chức về công tác CCHC đặc biệt là cải cách TTHC. Đồng thời, khuyến khích thúc đẩy người dân, tổ chức tích cực góp ý, tham gia hoàn thiện TTHC; giám sát cơ quan nhà nước, đội ngũ CB,CC,VC trong quá trình thực thi công vụ; chú trọng việc nêu gương các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác CCHC.

VD