Báo điện tử: Có công mài sắt có ngày nên kim (Phần 1: Vai trò và tiện ích)(12/10/2005)

Phát triển báo điện tử là một xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ thông tin. Nhất là khi có sự ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ. Trả lời báo chí tại buổi họp báo về Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 của Bộ Văn hoá Thông tin, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung phát triển thông tin trên Internet trên cả 3 phương diện: khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Chính phủ sẽ tạo điều kiện phát triển báo điện tử, trang tin điện tử có chất lượng thông tin cao, tốc độ truy cập nhanh. Mục tiêu đến năm 2010, tất cả các cơ quan báo chí Việt nam đều thiết lập được website riêng.

Phát triển báo điện tử là một xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ thông tin. Nhất là khi có sự ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ. Trả lời báo chí tại buổi họp báo về Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 của Bộ Văn hoá Thông tin, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung phát triển thông tin trên Internet trên cả 3 phương diện: khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Chính phủ sẽ tạo điều kiện phát triển báo điện tử, trang tin điện tử có chất lượng thông tin cao, tốc độ truy cập nhanh. Mục tiêu đến năm 2010, tất cả các cơ quan báo chí Việt nam đều thiết lập được website riêng.

Theo báo cáo của Cục Báo chí (Bộ Văn hoá - Thông tin) và Vụ Báo chí (Ban Tư tưởng - Văn hoá TW), tính đến tháng 9/2005, cả nước đã có 73 tờ báo, trang báo điện tử hoạt động. Theo thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ, lượng truy cập bình quân mỗi ngày trên các báo điện tử địa phương từ 3.000 đến 10.000 lượt, các báo điện tử ở Tp Hồ Chí Minh có 50.000 đến 150.000 lượt người truy cập và hơn 20.000 lượt đối với các báo Trung ương. Một số tờ báo có số người truy cập lớn như VnExpress (2 triệu lượt/ngày), VietnamNet (1,5 triệu lượt trên ngày)....

Là một phương tiện hiện đại, có nhiều lợi thế (nhanh chóng, khắc phục được các trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia, lãnh thổ), báo điện tử đã thể hiện tính ưu việt và khả năng truyền tải thông tin và hội nhập thông tin toàn cầu, trở thành cầu nối giữa Việt Nam và thế giới. Và quan trọng nhất, thông tin đa dạng trên các báo điện tử góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trở thành công cụ thông tin, giáo dục, giải trí tiện ích. Theo báo cáo tại buổi họp báo " Chiến lược phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 của Bộ Văn hoá Thông tin", tính đến tháng 9/2005, cả nước có trên 8,1 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,84% dân số. Trong khi bình quân ở Châu Á là 8,36%. Những thông số đó phần nào cho thấy vai trò và tầm quan trọng của báo điện tử trong cuộc sống hàng ngày.

Việc báo điện tử trở thành một công cụ đắc lực trong công tác tuyên truyền là một lợi ích ngoài kinh doanh, phát triển báo điện tử chính là một cách đầu tư hiệu quả cho tương lai vì báo điện tử còn có thể tạo ra những lợi ích gián tiếp. Đó chính là lý do mà mặc dù nguồn thu chủ yếu của các báo điện tử là quảng cáo không đáng kể nhưng mức độ đầu tư lại ngày một tăng. Nói về vấn đề này, Ông Nguyễn Khắc Thuyết (Trưởng ban thư ký Báo Nhân dân điện tử) khẳng định: "Chúng ta đã thấy rất rõ qua 6 năm phát triển Nhân dân điện tử, hiệu quả về công tác tuyên truyền, phục vụ đối ngoại rất rõ rệt. Do vậy, ban biên tập Nhân dân điện tử nhận thấy phải tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư mạnh hơn nữa để phát triển Nhân dân điện tử kể cả bản tiếng Việt lẫn tiếng Anh". Tổng thư ký HTV Mã Diệu Cương, thư ký Tuổi trẻ Online, Đồng Phước Vinh cũng có chung quan điểm với Ông Nguyễn Khắc Thuyết.

Đúng vậy, nếu theo dự đoán cho tới 2012, số lượng 3,5 triệu chiếc máy tính hiện nay sẽ tăng lên 9 đến 10 triệu và cước phí internet giảm tới mức ai cũng có điều kiện sử dụng. Khi đó báo điện tử Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân thời đại công nghệ thông tin.

A.T
 

Ảnh trong bài
  • Báo điện tử: Có công mài sắt có ngày nên kim (Phần 1: Vai trò và tiện ích)(12/10/2005)