Một mô hình tổ chức TDTT xã, phường và trường phổ thông của Hà Tây (cũ)

Xuất phát từ thực tế, NCS Cấn Văn Nghĩa đã nghiên cứu đề tài "Xác định hiệu quả hoạt động tập luyện trong một số loại hình tổ chức TDTT xã, phường và trường phổ thông của tỉnh Hà Tây trước đây" với mục đích xây dựng các loại hình tổ chức TDTT ở xã, phường và trường phổ thông để điều hành hoạt động TDTT theo tinh thần xã hội hoá nhằm phát triển thể chất cho người tập.


Trong tiến trình xây dựng và phát triển TDTT, ngành TDTT Hà Tây (cũ) đã nỗ lực triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDTT vào thực tiễn tạo ra một phong trào TDTT rộng khắp trên các địa bàn thành thị, nông thôn, miền núi, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành TDTT địa phương khác, ngành TDTT Hà Tây (cũ) cũng không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành ở cơ sở nhất là địa bàn xã, phường, thị trấn và trường phổ thông.

Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu sinh Cấn Văn Nghĩa đã nghiên cứu đề tài "Xác định hiệu quả hoạt động tập luyện trong một số loại hình tổ chức TDTT xã, phường và trường phổ thông của tỉnh Hà Tây trước đây" với mục đích xây dựng các loại hình tổ chức TDTT ở xã, phường và trường phổ thông để điều hành hoạt động TDTT theo tinh thần xã hội hoá nhằm phát triển thể chất cho người tập.

Kết quả nghiên cứu của đề tài, trước hết đã đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT xã, phường và giáo dục thể chất trong trường phổ thông ở Hà Tây; Xây dựng mô hình tổ chức TDTT xã, phường và hiệu quả hoạt động; Xây dựng tổ chức TDTT trong trường phổ thông và hiệu quả hoạt động.

Theo đó, thiết chế tổ chức TDTT ở xã, phường là Trung tâm Văn hoá - Thể thao hoặc Trung tâm TDTT, có nơi là Câu lạc bộ TDTT tuỳ thuộc đặc điểm truyền thống văn hoá hoặc TDTT và trình độ ở từng nơi. Dù là loại hình tổ chức TDTT nào và ở cấp xã hay cấp thôn, theo NCS Cấn Văn Nghĩa, phải đảm bảo đủ các yếu tố: bộ máy điều hành gọn nhẹ, cơ sở vật chất sân bãi ổn định, kinh phí hoạt động và nội dung TDTT phù hợp với truyền thống và điều kiện thực tại. Những yếu tố đó hợp thành một thiết chế tổ chức, không nên coi nhẹ một mặt nào mà vận hành dưới sự quản lý của Nhà nước và cơ chế xã hội hoá.

Còn thiết chế tổ chức TDTT cấp xã, phường là tổ chức TDTT công lập và hoạt động theo cơ chế xã hội hoá, quản lý Nhà nước là liên kết Văn hoá - Thể thao. Tại các thôn, làng, cụm dân cư tổ chức các điểm tập là CLB TDTT. Cùng phát triển nhiều CLB, kết hợp Nhà văn hoá thôn, làng tạo thành một mạng lưới cơ sở là yếu tổ đảm bảo sự ổn định và bền vững của TDTT ở cơ sở và có hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài về vấn đề này đã đóng góp lý luận và thực tiễn thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển TDTT xã, phường và thị trấn đến năm 2010.

Đề tài cũng đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông có tiềm năng và những yếu tố thuận lợi để xây dựng CLB TDTT. Tổ chức CLB TDTT là bộ phận hữu cơ của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường hoạt động theo tinh thần xã hội hoá. Học sinh tập thể thao trong CLB có năng lực thể chất tốt hơn học sinh học trong chương trình nội khoá.

Ngọc Khánh



 

 


 

Ảnh trong bài
  • Một mô hình tổ chức TDTT xã, phường và trường phổ thông của Hà Tây (cũ)