Sử dụng công nghệ cao trong tổ chức Olympic Bắc Kinh

Olympics công nghệ cao là 1 khái niệm cơ bản phát sinh trong quá trình đăng cai Olympic. Nhưng hiện nay, nhận thức cơ bản của cộng đồng quốc tế về Olympic công nghệ cao của Trung Quốc còn chưa đầy đủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, 1 trong những nguyên nhân chủ yếu chính là không có các lý do mang tính thuyết phục cho khái niệm Olympic công nghệ cao. Mô hình nhận thức về Olympic Bắc Kinh công nghệ cao so với mục tiêu thực tế thì không rõ ràng.

Do đó mức độ hiểu biết về mô hình Olympic công nghệ cao còn hạn chế. Trước tình hình đó, GS.TS Dong Chuan Sheng (ĐH TDTT Thẩm Dương) đã nghiên cứu vấn đề này dựa trên thuyết STS và cố gắng đưa ra tổng thể mô hình Olympic khoa học và công nghệ Bắc Kinh, giới thiệu nội dung, ý nghĩa, trình bày mục đích và chứng minh tầm quan trọng của Olympic công nghệ cao Bắc Kinh đồng thời giới thiệu mục tiêu của cấu trúc mô hình và cơ chế hoạt động của nó.

Olympic công nghệ cao là 1 hệ thống phức tạp liên quan đến khoa học xã hội và đổi mới công nghệ. Olympic công nghệ cao được hỗ trợ bởi kỹ thuật tiên tiến, đồng thời cũng là sự kết hợp giữa Olympic và chiến lược phát triển ngành công nghiệp Khoa học và Kỹ thuật quốc gia. Olympic công nghệ cao chuyển tải tinh thần Olympic và cải tiến chất lượng ngành Khoa học quốc gia.

Olympic công nghệ cao: Từ ý tưởng phát triển thành mô hình.

Olympic công nghệ cao từ hiện tượng trở thành khẩu hiệu.

Cụm từ Omlympic công nghệ cao lần đầu tiên xuất hiện ở Olympic Munich 1972. Mọi người ngay lúc đó đã hình dung đến 1 nền khoa học và kỹ thuật (KH & KT) hiện đại, và sau đó ý tưởng này được sử dụng rộng rãi trong Đại hội Olympic dưới tên gọi “Thế vận hội Olympic công nghệ cao”. Cho đến TVH năm nay, cụm từ này hầu như đã được sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Vì lẽ đó, mọi người có 1 ấn tượng rất sâu sắc về “Olympic công nghệ cao”

Olympic công nghệ cao từ khẩu hiệu trở thành ý tưởng

Sau đó, Olympic công nghệ cao nhiều lần được sử dụng làm khẩu hiệu. TVH Los Angeles 1984 đã thành công rực rỡ bởi khoa học và công nghệ (KH & CN) được đưa vào hỗ trợ cho hệ thống thông tin Olympic. Điều này tạo cho mọi người 1 ấn tượng rất sâu sắc. Cả 2 TVH Barcelona 1992 và Sydney 2000 đều được đánh giá là Olympic công nghệ cao và khẩu hiệu này đương nhiên được công nhận.

Khi đăng cai Olympic, Bắc Kinh đã đưa ra khẩu hiệu “Olympic công nghệ cao” “KH & KT xác định rõ mục tiêu , qua đó giúp Bắc Kinh giành được quyền đăng cai TVH, và TVH sẽ thúc đẩy sự phát triển”.

Olympic công nghệ cao trở thành chiến lược quốc gia từ ý tưởng

Từ lúc nhận thức được ý tưởng Olympics KH & CN sẽ là 1 sự bảo đảm thiết thực, Bắc Kinh liền tập trung khai thác ý tưởng này, mọi người đều tham gia vào các kế hoạch hành động đặc biệt vì 1 Olympic KH & CN và đưa ra những dự án hành động liên quan đến KH & CN. Bắc Kinh cam kết với toàn thế giới rằng Chính phủ đã thành lập “một rừng uỷ ban KH & CN” và tổ chức Olympic chịu trách nhiệm áp dụng KH & CN vào trong mọi hoạt động của các Bộ và Uỷ ban chuyên trách. Vậy là Olympic công nghệ cao đã trở thành một trong những chiến lược của quốc gia.

GS.TS Dong Chuan Sheng cùng cộng sự đã tiến hành xác định đặc điểm của chiến lược Olympic KH & CN bằng phép phân tích tính đặc trưng và phép phân tích so sánh.

Mục tiêu của Olympic KH & CN rất rõ ràng và nhất quán là “hỗ trợ Olympic bằng công cụ KH & KT, thông qua Olympic để thúc đẩy sự phát triển”

Dự án quốc gia của Olympic KH & CN có điểm đặc biệt “Olympic KH & CN xây dựng kế hoạch cho mục tiêu” còn “Chương trình hành động của quốc gia đăng cai Olympic KH & CN (2008)” thì chỉ tiêu rất rõ ràng.

Các ban ngành được cơ cấu đặc biệt để thực hiện một dự án liên quan đến KH & KT. Nhận thấy sự đa dạng và tiềm năng của Olympics KH & CN, nhóm tác giả GS.TS Dong Chuan Sheng đã giải quyết dự án then chốt này thông qua các nghiên cứu khoa học.

Phần II: Cấu trúc cơ bản của mô hình Olympic KH & CN

Ngọc Khánh tổng hợp

(từ Sử dụng công nghệ cao trong tổ chức Olympic Bắc Kinh dựa trên kiểu mẫu STS của GS.TS Dong Chuan Sheng)


Ảnh trong bài
  • Sử dụng công nghệ cao trong tổ chức Olympic Bắc Kinh