Các chất bổ sung dinh dưỡng cho VĐV: từ quảng cáo thương mại đến thực tế khoa học (Phần II)

Ngoài các thực phẩm dinh dưỡng các VĐV "nạp" trong mỗi bữa ăn hàng ngày, đối với một số môn thể thao, các VĐV còn phải bổ sung dinh dưỡng thông qua các nguồn thực phẩm khác. Các chất bổ sung dinh dưỡng hợp lệ đó được đề nghị để cung cấp cho VĐV nhằm cải thiện thành tích của họ. Thực tế hiện nay ở các nước trên thế giới, các chất này được bán rộng rãi trong các cửa hiệu dinh dưỡng thể thao và dùng các biện pháp quảng cáo mạnh để tăng cường sự chú ý và tự nguyện mua dùng. Tuy nhiên, tất cả thông tin in trên bao bì hoặc đi kèm sản phẩm được thể hiện với các bằng chứng khoa học đó đúng hay sai.

Để trả lời câu hỏi đó, có thể tìm hiểu tập trung vào vài sản phẩm được sử dụng rộng rãi như carnitine, creatine, carnosine, hydroxy-methylbutyrate và coenzyme Q10. Những sản phẩm này được đinh hướng chủ yếu cho VĐV sức bền hoặc sức mạnh.

Carnosine

Carnosine là sản phẩm mới được đề nghị sử dụng cho VĐV sức mạnh để tăng công suất cơ. Đây là chất dipeptide được tạo thành từ b-alanine và histidine có sẵn trong cơ với nồng độ thấp. Vai trò chính là đệm ion hydrogen được giải phóng trong các hoạt động nặng. Vì thế, nó làm chậm lại hiện tượng mỏi mệt của cơ. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung b-alanine giúp tăng nồng độ carnosine trong cơ lên 40% và sức mạnh được cải thiện khoảng 8%. Tuy nhiên, sử dụng b-alanine quá liều có thể dẫn đến không tốt cho sức khỏe.

b-hydroxy-methylbutyrate (HMB), 1 phần chuyển hóa của leucine, gần đây nó được sử dụng cho VĐV sức mạnh hoặc người tập tạ. Chất này được giả thuyết là có tác dụng, trên thực tế chưa có 1 bằng chứng nghiên cứu nào trên người cho kết tăng trọng lượng khối nạc nhờ hạn chế việc phân giải protein. Phân tích meta trên 2 đối tượng tập luyện và không tập luyện cho kết quả tăng sức mạnh và trọng lượng khối nạc rất ít. Tuy nhiên, việc sử dụng HMB mang lại hiệu quả rất giới hạn cho VĐV.

Chúng ta biết rằng, khi tập các bài tập nặng trong thời gian dài sẽ sinh ra nhiều gốc tự do trong ty lập thể. Dạng oxygen tinh hoạt (ROS) này có thể gây phá hoại tế bào. Tuy nhiên cơ thể chúng ta có các men nội sinh để trung hòa ROS, ví dụ như co-enzyme Q10 (CoQ10) ở màng trong ty lập thể. Có rất ít bằng chứng ủng hộ việc bổ sung chất chống oxy hóa sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong chương trình huấn luyện dài hạn.

Hiệp hội Châu Âu sẽ xuất bản bộ luật mới trong đó có quy định bắt buộc đối với nhà sản xuất phải cung cấp bằng chứng khoa học thật sự lên sản phẩm nói chung và chất bổ sung dinh dưỡng nói riêng. Có như vậy, những người sử dụng mới hiểu hết được tác dụng thực sự của các thực phẩm dinh dưỡng để dùng một cách có hiệu quả trong quá trình tập luyện, tránh những trường hợp hiểu sai, hiểu thiếu về sản phẩm hay có thể nói là chỉ hiểu về sản phẩm qua thông tin từ quảng cáo thương mại mà chưa hiểu thực sự bản chất của thuốc nên có thể có hại đối với thành tích thể thao mà đặc biệt đối với trực tiếp người sử dụng.

Ngọc Khánh tổng hợp 

(từ Các chất bổ sung dinh dưỡng cho VĐV: từ quảng cáo thương mại đến thực tế khoa học của GS.Jacques Poortmans, Trường Đại học TDTT Libre de Bruxelles – Bỉ)

Ảnh trong bài
  • Các chất bổ sung dinh dưỡng cho VĐV: từ quảng cáo thương mại đến thực tế khoa học (Phần II)