Công tác khoa học của trường Đại học TDTT Tp Hồ Chí Minh: Hiện trạng và phương hướng

Hiện trạng công tác khoa học giai đoạn 2006 - 2008 Trường ĐH TDTT TP.HCM là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học TDTT lớn nhất ở phía Nam đất nước. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, trường đã cung cấp cho phong trào TDTT hàng chục ngàn cán bộ các loại, gồm trung học, đại học và sau đại học; hoàn thành hàng trăm đề tài khoa học từ cấp bộ môn đến cấp Nhà nước. Nhà trường đã vinh dự được Hội đồng Nhà nước, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất và nhiều Bằng khen của Chính phủ và cấp Bộ, Ngành.

Trong giai đoạn 2006 – 2008, đã diễn ra hai sự kiện nổi bật của Nhà trường là kỷ niệm 30 năm thành lập trường (2006) và 15 năm thành lập TT.HLTT QG TP.HCM (2007). Thành tích đạt được là kết quả quá trình lao động sáng tạo liên tục của tập thể cán bộ, giáo viên, sinh viên và VĐV nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng lớn mạnh, với đa số có trình độ từ Thạc sĩ và hàng chục Tiến sĩ, Phó giáo sư, Giáo sư. Các hoạt động đào tạo và khoa học đi vào nề nếp, có nhiều tiến bộ quan trọng, đáp ứng với sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới ngành TDTT.

Từ sau Hội nghị khoa học quốc tế về TDTT lần thứ 4 của trường năm 2006, các hoạt động khoa học của trường tiếp tục đạt được những thành tích tốt đẹp và toàn diện trên nhiều mặt: Quản lý khoa học và Nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học đối ngoại, công tác thông tin tư liệu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn nhà trường và xã hội, góp phần nâng cao uy tín của trường Đại học TDTT TP.HCM trong nước và quốc tế.

Quản lý và nghiên cứu khoa học

Hai năm qua (2006 - 2008), Trung tâm NCKH & Y học Nhà trường đã tổ chức thông qua đề cương, triển khai nghiên cứu, quản lý và nghiệm thu các đề tài khoa học cấp trường và cấp bộ môn, theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng tốt.

Trong đó, riêng đối với hoạt động NCKH trong đối tượng là sinh viên, Trung tâm đã quản lý và đề xuất biện pháp đẩy mạnh NCKH trong sinh viên, tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ khoa học sinh viên, tổ chức Hội nghị khoa học sinh viên trường mở rộng có sự tham gia của các trường Đại học TDTT thuộc hai ngành TDTT và ngành Giáo dục - Đào tạo.

Đồng thời, Trung tâm cũng đã phát động phong trào tham gia NCKH trong giáo viên; xây dựng dự thảo kế hoạch định hướng nghiên cứu khoa học của trường đến năm 2015.

Phối hợp giữa các phòng ban chức năng: phòng đào tạo, phòng công tác chính trị, và Trung tâm NCKH & Y học xét duyệt và bảo vệ luận văn tốt nghịêp cho sinh viên đại học chính quy, nghiệm thu các đề tài khoa học của câu lạc bộ khoa học sinh viên; tổ chức phổ biến, quán triệt quy chế NCKH cho sinh viên toàn trường.

Công tác nghiên cứu khoa học

Nhà trường đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu cấp quốc tế về sinh hóa vận động trong chương trình phối hợp nghiên cứu với đại học Chichester (Anh), Đại học TDTT Seoul (Hàn Quốc) và Viện nghiên cứu Nature Alternative (Mỹ); Bảo vệ nghiệm thu 01 đề tài nhánh cấp Ngành về Lịch sử TDTT Việt Nam; Tham gia đề tài cấp Ngành do trường Đại học TDTT Bắc Ninh chủ trì: “Sự phát triển thể chất của học sinh lớp 1 – 12 theo chiều dọc” (đã hoàn thành năm thứ tư); Hoàn thành về cơ bản xây dựng quy hoạch phát triển TDTT cho các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng; Nghiệm thu 20 đề tài nghiên cứu cấp trường và cấp bộ môn và thông qua đề cương nghiên cứu năm 2008 cho 10 đề tài cấp trường, cấp bộ môn khác.

Hàng năm, theo kế hoạch, Trường còn giúp đỡ nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV đội tuyển tập huấn tại Trung tâm HLTT quốc gia TP.HCM. Đơn cử như năm 2007, Trường đã kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho 20 đội tuyển và 7 đội tuyển trẻ quốc gia, gồm 172 VĐV nam và 138 VĐV nữ và các đội tuyển trẻ các tỉnh Tây Ninh, Cà Mau, Sở TDTT TP.HCM …

Bên cạnh đó, Trường đã hướng dẫn nghiên cứu và bảo vệ nghiệm thu 10 đề tài Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) và 75 đề tài Thạc sĩ khoa học trong và ngoài trường; Nghiệm thu gần 10 đề tài của sinh viên tham gia câu lạc bộ khoa học trẻ và trên 170 khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khóa đại học 26 và 27. Các năm 2006 và 2007, có 3 nữ sinh viên đoạt giải nhì và giải khuyến khích về NCKH của Bộ giáo dục đào tạo (3 giáo viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải, cũng được Bộ cấp bằng khen).

Trong giai đoạn từ 2006 – 2008, ngoài chủ trì và tổ chức tất cả Hội nghị khoa học trong trường, cán bộ giáo viên nhà trường còn tích cực tham gia các Hội thảo khoa học,: Hội thảo khoa học về kế hoạch huấn luyện đội tuyển (năm 2007), nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập Trung tâm HLTT QG TP.HCM; Hội thảo phát triển thể thao trong thời kỳ mới (2007) tại 3 địa điểm: TP.HCM, Cần Thơ và Phan Thiết (Bình Thuận), giảng viên là các nhà khoa học thể thao hàng đầu của Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam. Học viên tham dự lên đến gần 500 người. Gần đây, tháng 7 năm 2008, nhà trường tổ chức Hội thảo khoa học về quản lý TDTT hiện đại với sự tham gia của trên 100 học viên là cán bộ lãnh đạo các sở TDTT các tỉnh thành phía Nam.

Ngoài ra, các cán bộ khoa học của trường còn tham gia 4 báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học TDTT quốc tế do Viện Khoa học TDTT tổ chức tại Hà Nội, tháng 11 năm 2007; Tham gia 2 báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học trường ĐH TDTT Bắc Ninh, tháng 12/2007, nhân dịp kỷ niệm 48 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm; Tham gia 3 báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học trường đại học TDTT Đà Nẵng, tháng 12 năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường đại học TDTT Đà Nẵng và đón nhận huân chương lao động hạng 2.

PGS.TS Nguyễn Xuân Sinh

Ảnh trong bài
  • Công tác khoa học của trường Đại học TDTT Tp Hồ Chí Minh: Hiện trạng và phương hướng