Chính Phủ điện tử (kỳ 2)(30/05/2008)

Khi nói đến chính Phủ điện tử người ta thường nghĩ ngay đến khái niệm cổng Chính phủ điện tử (e - Government Portal). Nó là nơi mà mọi người dân đều có thể truy nhập vào được và được thụ hưởng các dịch vụ công trực tuyến một cách bình đẳng, không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo. Đối với mỗi công dân và doanh nghiệp đều được coi như khách hàng và Chính phủ được coi như một doanh nghiệp thống nhất

Khi nói đến chính Phủ điện tử người ta thường nghĩ ngay đến khái niệm cổng Chính phủ điện tử (e - Government Portal). Nó là nơi mà mọi người dân đều có thể truy nhập vào được và được thụ hưởng các dịch vụ công trực tuyến một cách bình đẳng, không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo. Đối với mỗi công dân và doanh nghiệp đều được coi như khách hàng và Chính phủ được coi như một doanh nghiệp thống nhất. Các công dân/doanh nghiệp có thể truy nhập dịch vụ công qua một cổng duy nhất từ bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào, dù bạn ở đâu và ở thời điểm nào. Mỗi cổng Chính phủ điện tử đều có thể tồn tại ở ba cấp độ phức tạp khác nhau.

Mức thứ nhất, đơn giản nhất là chỉ cung cấp thông tin một chiều và không hỏi đáp (Infomation - Web Presence anh Publíhing), người dân cũng đã khá quen thuộc với loại dịch vụ này thông qua các trang Web tại Việt Nam, vấn đề ở đây là những thông tin đó có giá trị thực sự với người dân hay không.

Mức thứ hai là mức giao dịch, xử lý (Trasnaction - Single Agency System), nghĩa là hệ thống cung cấp những dạng mẫu đơn giản, nhận những yêu cầu, xử lý và đưa ra kết quả, nhưng việc xử lý chỉ liên quan đến hệ thống của một cơ quan, tổ chức nào đó.

Mức thứ ba được coi là mức cao nhất, mức tích hợp (Intergration - In tergration Across Multiple Agencies), nghĩa là người dân không cần biết đến mức độ phức tạp, cồng kềnh của Chính phủ tổng thể ra sao, bất kể họ ở đâu, bất kỳ lúc nào, tại "một điểm dừng" (one stop) họ cũng có thể giải quyết được những việc liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác nhau của Chính phủ mà không mất nhiều thời gian, công sức.

Chính phủ điện tử sẽ hỗ trợ việc hiện thực hoá mô hình Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi người dân thực hiện được các thủ tục hành chính theo phong cách của một nền hành chính điện tử hiện đại. Nghĩa là ở đó, quan hệ giữa người dân và các cơ quan quản lý nhà nước có thể được rút gắn khoảng cách hơn, người dân hoàn toàn được chủ động trong bất kỳ một thời điểm và hoàn cảnh nào.

Chính phủ điện tử có nhiều dạng giao dịch khác nhau như:

Chính phủ với công dân

Giao dịch Chính phủ với công dân hay gọi tắt là G2C gồm việc phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản, như: gia hạn giấy phép; cấp giấy khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân đối với các dịch vụ cơ bản: giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư viện và rất nhiều dịch vụ khác được cung cấp trực tuyến. Một lĩnh vực đang rất được quan tâm đó là bầu cử trực tuyến và đây chính là tính vượt trội, ưu thế của Chính phủ điện tử mang lại.

Chính phủ với doanh nghiệp

Là những dịch vụ trao đổi giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp từ việc phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ, các quy định về thể chế đến các dich vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh, các mẫu đơn chuẩn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy phép và nộp thuế. Các dịch vụ được cung cấp thông qua giao dịch Chính phủ với doanh nghiệp đã hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đơn giản hoá các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các yêu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Chính phủ sẽ là khách hàng của các doanh nghiệp. Chính phủ có thể đưa ra những nhu cầu của mình và việc đấu thầu điện tử có thể được thực hiện từ những nhà cung cấp. Điều này thể hiện sự minh bạch và rõ ràng trong quá trình đấu thầu, mua sắm thiết bị.

Chính phủ với Chính phủ

Riêng ở dạng này sẽ được triển khai ở hai cấp độ: ở địa phương hoặc trong nước và ở cấp độ quốc tế. Đối với trong nước, các dịch vụ này chính là các giao dịch giữa Chính phủ và các chính quyền địa phương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty, tổ chức có liên quan. Ở cấp độ quốc tế, đó là giao dịch giữa các Chính phủ đồng thời có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao.

Chính phủ với cán bộ, công chức, viên chức

Bao gồm các dịch vụ Chính phủ với công dân và các dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực dành riêng cho các công chức Chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày cũng như cách thức giải quyết công việc với cán bộ, công chức, viên chức.

NH tổng hợp từ TLBDCNTT 
 

Ảnh trong bài
  • Chính Phủ điện tử (kỳ 2)(30/05/2008)