Nhìn lại chặng đường thực hiện Đề án "Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước" của ngành TDTT(27/03/2007)

Với mục tiêu thực hiện tin học hoá tổng thể các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý và tăng cường hiệu qủa hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT ở các cấp, việc thực hiện Đề án "Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước" (Đề án 112) của ngành TDTT trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Với mục tiêu thực hiện tin học hoá tổng thể các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý và tăng cường hiệu qủa hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT ở các cấp, việc thực hiện Đề án "Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước" (Đề án 112) của ngành TDTT trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Ngày 08/08/2002 có thể coi là điểm mốc đầu tiên khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT Nguyễn Danh Thái ký Quyết định số 1233/2002/QĐ-UBTDTT về việc phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban TDTT giai đoạn đến năm 2005. Từ đó cho đến nay đã có nhiều văn bản, Quyết định được ký nhằm đẩy mạnh tiến trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong ngành TDTT như: quy chế sử dụng và khai thác mạng, quy chế quản lý và sử dụng thông tin của cơ sở dữ liệu ngành...

Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo cùng sự nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức ngành TDTT, cho đến nay Uỷ ban TDTT đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) tại Uỷ ban TDTT và các đơn vị trực thuộc, từ đó triển khai triển khai xây dựng hệ thống mạng thông tin trong toàn ngành TDTT và hoàn thành việc xây dựng các dịch vụ cơ bản của hệ thống thông tin toàn ngành như hệ thống thư điện tử (triển khai 400 địa chỉ), các dịch vụ trao đổi thông tin chung trên mạng, dịch vụ truy cập Web... Đồng thời hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu, xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý điều hành của Lãnh đạo Uỷ ban TDTT như hệ thống CSDL tổng hợp, tổ chức thống kê, hệ thống danh bạ điện thoại...

Song song với việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, công tác đào tạo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong việc triển khai Đề án tin học hoá, bởi muốn đẩy mạnh việc triển khai tin học hoá trong ngành TDTT, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của Đề án. Chính vì vậy để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức trong ngành cũng như các cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các đơn vị trực thuộc Uỷ ban và các Sở TDTT, sở VHTT-TT, Uỷ ban TDTT đã tổ chức nhiều lớp đào tạo cũng như các lớp chuyên đề tin học. Uỷ ban TDTT cũng đã tiến hành xây dựng các trang thông tin điện tử nhằm tích hợp các hệ thống thông tin, phục vụ việc cập nhật, tìm kiếm, tra cứu và trao đổi thông tin cũng như cung cấp những thông tin cần thiết cho các cán bộ, công chức và những người quan tâm đến lĩnh vực TDTT.

Việc triển khai Đề án 112 còn gặp nhiều khó khăn như: trình độ công nghệ thông tin trong cán bộ, công chức còn chưa đồng đều, một số cán bộ, công chức còn chưa thấy được lợi ích của việc tin học hoá trong quản lý hành chính Nhà nước nên có thái độ chưa nghiêm túc trong việc tham gia các lớp học đào tạo, bồi dưỡng trong khi đó hạ tầng cơ sở kỹ thuật còn thiếu... song với kết quả như hiện nay có thể nói, Uỷ ban TDTT đã xây dựng nền móng cơ bản để tiến tới xây dựng Đề án 112 giai đoạn 2.

Quỳnh Trang
 

Ảnh trong bài
  •  Nhìn lại chặng đường thực hiện Đề án "Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước" của ngành TDTT(27/03/2007)