Chữ ký điện tử: một vấn đề quan trọng của ứng dụng Công nghệ thông tin trong Quản lý hành chính Nhà nước(01/06/2006)

Chữ ký điện tử về căn bản cũng gần giống chữ viết tay. Chữ ký điện tử được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch điện tử. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc thực hiện Chính phủ điện tử mà trước mắt là việc ứng dụng trong Quản lý hành chính Nhà nước.

Chữ ký điện tử về căn bản cũng gần giống chữ viết tay. Chữ ký điện tử được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch điện tử. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc thực hiện Chính phủ điện tử mà trước mắt là việc ứng dụng trong Quản lý hành chính Nhà nước.

Có thể nói, công tác Quản lý hành chính Nhà nước trong thời gian gần đây đã có nhiều đổi mớ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính đang ngày càng phát triển sâu, rộng ở hầu hết các cơ quan Nhà nước. Việc làm này đã phần nào giảm bớt những lãng phí không cần thiết trước đây. Ví dụ như, việc quản lý văn thư, giấy tờ, kế toán... cũng được sử dụng bằng những chương trình phần mềm quản lý.

Chữ ký điện tử không đòi hỏi phải sử dụng giấy mực, nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào một bản cam kết nào đó. Người sử dụng chữ ký điện tử phải có giấy chứng nhận điện tử do một tổ chức, cơ quan chuyên cung cấp chứng nhận đó. Chỉ khi người sử dụng chữ ký điện tử có giấy chứng nhận này mới được coi là hợp pháp và chữ ký điện tử mới được xác nhận (theo cách gọi của giới chuyên môn giấy chứng nhận điện tử đó chính là một mã khoá công cộng ( public key)). Đối với mỗi cá nhân, thông thường các tổ chức sẽ cấp cho mỗi cá nhân một mã khoá cá nhân riêng (private key). Người sử dụng chữ ký điện tử dùng khoá cá nhân để ký - chỉ là một dạng mã - sau đó chỉ cung cấp khoá công cộng cho người cần xác nhận chữ ký.

Việc sử dụng chữ ký điện tử sẽ giảm bớt đi những thủ tục rườm rà, gây lãng phí mất thời gian. Với chữ ký điện tử, lãnh đạo, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước có thể làm việc trực tiếp qua giao dịch điện tử như việc ký các công văn, quyết định... Nhờ đó công tác quản lý hành chính Nhà nước sẽ được tiến hành nhanh, gọn, không gây lãng phí mà vẫn đảm bảo tính pháp lý. Hơn thế nữa, việc giao dịch mua bán cũng có thể hoàn toàn thực hiện trên mạng qua chữ ký điện tử. Mỗi người dân có thể sử dụng chữ ký điện tử của mình để tiến hành giao dịch.

Bên cạnh những lợi ích, chữ ký điện tử cũng có những bất cập bởi sự giả mạo (giả mạo chữ ký và giả mạo sự chấp nhận). Chữ ký điện tử cũng như chữ ký truyền thống đều không đủ khả năng ngăn chặn hoàn toàn việc làm giả. Với những lợi ích mà chữ ký điện tử mang lại thì việc đưa chữ ký điện tử vào ứng dụng trong giao dịch điện tử là việc làm cấp thiết truớc mắt Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử.

V.A
 

Ảnh trong bài
  • Chữ ký điện tử: một vấn đề quan trọng của ứng dụng Công nghệ thông tin trong Quản lý hành chính Nhà nước(01/06/2006)