Dự án Xây dựng Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia (27/07/2008)

Để được đăng cai tổ chức các Đại hội thể thao quốc tế (Uỷ ban Olympic quốc tế hoặc tổ chức thể thao Châu lục đều rất chú trọng kiểm tra các điều kiện đảm bảo về y học thể thao, phòng chống doping), các cuộc thi đấu thế giới của từng môn thể thao tổ chức tại nước ta đều phải đảm bảo tốt về y học thể thao và kiểm tra doping. Năm 2003, khi Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 22 đã phải đảm bảo tốt các cơ sở y tế và thuê Trung tâm Doping Bắc Kinh thực hiện kiểm tra doping trong thi đấu theo yêu cầu của quốc tế. Dự kiến năm 2018, nếu Việt Nam xin đăng cai Á vận hội cũng phải đảm bảo các điều kiện này. Do vậy, xây Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia là việc sớm muộn nhất thiết cần thực hiện vì sự phát triển TDTT nước nhà.

Doping trong thể thao không chỉ gây nên sự mất công bằng trong thi đấu thể thao mà còn rất có hại đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy phòng thí nghiệm doping thể thao đã được nhiều quốc gia xây dựng, trong đó có Thái Lan và Malaysia. Nhưng ở nước ta, do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan, việc xây dựng phòng thí nghiệm doping vẫn chưa thực hiện được. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chưa có điều kiện thực sự để phòng cũng như chống doping trong tập luyện và thi đấu thể thao. Bên cạnh đó, công tác tập huấn về phòng chống doping cho các HLV, VĐV cũng chưa được triển khai thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng một số VĐV thuộc đội tuyển quốc gia đã vô tình bị dính doping mà không biết.

Việc xây dựng phòng kiểm tra doping tại Việt Nam cũng như công tác tập huấn về cách phòng chống doping cho các HLV, VĐV là nhu cầu cần thiết, giúp họ ít nhiều hiểu biết tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra mà gần đây nhất là việc nữ lực sỹ Nguyễn Mỹ Linh vô tình sử dụng thuốc chữa bệnh đã có kết quả dương tính với doping.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của sự phát triển TDTT cũng như điều kiện phát của đất nước, dự án Xây dựng Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Hơn nữa, thực hiện dự án này cũng là hoạt động thực hiện theo chủ trương của Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định Việt Nam gia nhập tuyên bố Copenhagen vào năm 2004).

Theo đó, dự án này sẽ áp dụng khoa học công nghệ tác động tập trung vào các vấn đề: Tuyển chọn VĐV quốc gia và VĐV trẻ; Nghiên cứu và ứng dụng giám định khoa học về chất lượng huấn luyện và sức khỏe trong huấn luyện nâng cao thành tích thể thao; Nghiên cứu và ứng dụng phòng chống doping trong thể thao; Nghiên cứu và ứng dụng tư vấn, huấn luyện tâm lý cho VĐV.

Theo kế hoạch, dự án Xây dựng Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia sẽ hoàn thiện năm 2009 để kịp đưa vào sử dụng tại ASIAN Indoor Games 3 (tổ chức vào tháng 11 năm 2009 tại Việt Nam) và hỗ trợ Lào trong việc tổ chức SEA Games 25 năm 2009. Nhưng theo ông Lê Quý Phượng - Viện trưởng Viện Khoa học TDTT trả lời phóng viên tại Hội thảo Xây dựng Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho vận động viên quốc gia diễn ra vừa qua thì dự kiến dự án này sẽ được hoàn thiện vào năm 2010. Và nếu như phòng thí nghiệp kiểm tra doping thuộc dự án này hoàn thiện trước khi ASIAN Indoor Games 3 diễn ra thì Viện sẽ xin phép tổ chức chống doping quốc tế - WADA cho phép sử dụng phòng này vào việc kiểm tra doping tại Việt Nam phục vụ ASIAN Indoor Games 3.

Để được đăng cai tổ chức các Đại hội thể thao quốc tế (Uỷ ban Olympic quốc tế hoặc tổ chức thể thao Châu lục đều rất chú trọng kiểm tra các điều kiện đảm bảo về y học thể thao, phòng chống doping), các cuộc thi đấu thế giới của từng môn thể thao tổ chức tại nước ta đều phải đảm bảo tốt về y học thể thao và kiểm tra doping. Năm 2003, khi Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 22 đã phải đảm bảo tốt các cơ sở y tế và thuê Trung tâm Doping Bắc Kinh thực hiện kiểm tra doping trong thi đấu theo yêu cầu của quốc tế. Dự kiến năm 2018, nếu Việt Nam xin đăng cai Á vận hội cũng phải đảm bảo các điều kiện này. Do vậy, xây Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia là việc sớm muộn nhất thiết cần thực hiện vì sự phát triển TDTT nước nhà.

Dự án do Viện Khoa học Thể dục thể thao làm chủ đầu tư sẽ bắt đầu từ năm 2008. Hình thức đầu tư sẽ là mua sắm trang thiết bị đồng bộ và mới 100% và cần ký hợp đồng với một trung tâm kiểm tra Doping lớn của quốc tế để được chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng cán bộ và tiến hành các thủ tục xin Uỷ ban Olympic quốc tế công nhận.

HX
 

Ảnh trong bài
  • Dự án Xây dựng Trung tâm kiểm tra y học và chăm sóc sức khỏe cho VĐV quốc gia (27/07/2008)