NCS Bùi Quang Hải bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp cơ sở(31/01/2008)

Sáng nay (31/01/2008), tại Viện Khoa học TDTT, NCS Bùi Quang Hải (trường Đại học TDTT I) đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp cơ sở với tên đề tài: " Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (từ 6 đến 10 tuổi). Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ của NCS Bùi Quang Hải gồm: GS.TS Dương Nghiệp Chí; GS.TS Lê Văn Lẫm; GS.TS Lê Quý Phượng; PGS. TS Nguyễn Kim Minh; PGS. TS Trần Đức Dũng; PGS.TS Nguyễn Đại Dương và TS. Vũ Chung Thuỷ.

Sáng nay (31/01/2008), tại Viện Khoa học TDTT, NCS Bùi Quang Hải (trường Đại học TDTT I) đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp cơ sở với tên đề tài: " Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (từ 6 đến 10 tuổi). Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ của NCS Bùi Quang Hải gồm: GS. Dương Nghiệp Chí; GS. Lê Văn Lẫm; PGS. TS Nguyễn Kim Minh; PGS. TS Trần Đức Dũng; PGS.TS Nguyễn Đại Dương; PGS.TS Lê Quý Phượng (vắng) và TS. Vũ Chung Thuỷ.

Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển thể chất học sinh từ trước đến nay ở nước ta như của các tác giả: Hoàng Công Dân (2004), Huỳnh Trọng Khải (2001), Lê Văn Lẫm (2000), Nguyễn Anh Tuấn (1998), Nguyễn Kim Minh (1986), Tạ Hồng Hải (2002), Trần Đình Thuận (2005), Viện Khoa học TDTT (2003)... Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chủ yếu đều được tiến hành theo phương pháp quan sát ngang - phương pháp quan sát đồng thời trong cùng thời gian ở mọi lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu, còn đề tài của NCS Bùi Quang Hải lại được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu quan sát dọc - phương pháp quan sát gắn liền với quá trình lớn lên của đối tượng nghiên cứu. Bởi vậy, cách làm mới mẻ của NCS nhằm chỉ rõ và khám phá những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ. Theo đánh giá chung của Hội đồng khoa học chấm luận án thì đây là một cách làm, một cách khảo cứu rất cần cho khoa học, thực tiễn.

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thông qua kết quả luận án có thể thấy nổi bật lên những ưu điểm chính đó là NCS đã nghiên cứu theo những vấn đề được đề cương đề xuất; quá trình nghiên cứu chứng tỏ NCS rất cố gắng và công phu mà biểu hiện cụ thể là 210 bảng và 90 biểu đồ để minh hoạ các số liệu kết quả nghiên cứu và bàn luận; NCS đã dám mạnh dạn đi vào một lĩnh vực khó trong TDTT, đó là vấn đề dự báo; việc sưu tầm tài liệu nước ngoài phục vụ cho quá trình nghiên cứu đã thể hiện sự chăm chỉ và tận tuỵ của NCS để tìm ra mối liên hệ và chứng minh kết quả nghiên cứu.

Một điều đáng ghi nhận nữa mà không phải bất kỳ NCS nào cũng có thể thực hiện được là đề tài đòi hỏi sự công phu, chính xác trong từng bước thực nghiệm, kiểm tra và đặc biệt là khoảng thời gian kéo dài 5 năm. Để giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, công tác nghiên cứu phải được theo dõi liên tục từ khi các em mới 6 tuổi cho tới khi các em 10 tuổi (1000 học sinh). Mỗi học sinh đều qua 5 lần kiểm tra (ứng với mỗi bậc tuổi), gồm: đo thể hình (chiều cao, cân nặng, tính 2 chỉ số gián tiếp Quetelet và IBM), kiểm tra chức năng hô hấp, tuần hoàn, thần kinh (dung tích sống, công năng tim, temping test, đi thăng bằng) và kiểm tra thể lực (lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, gập với sâu, chạy 5 phút).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã thu được, đề tài vẫn còn một số hạn chế trong việc in, ấn, lỗi diễn đạt, các số liệu thu thập được còn có thể khai thác sử dụng làm cho kết quả luận án phong phú và có giá trị cao hơn.

Với 100% ý kiến tán thành, Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp cơ sở của NCS Bùi Quang Hải đã chính thức thông qua và yêu cầu NCS về chỉnh sửa đề tài, làm sáng tỏ thêm những nội dung còn khúc mắc để chuẩn bị cho buổi bảo vệ cấp Nhà nước được diễn ra thông suốt.

Xuân Nhi
 

Ảnh trong bài
  • NCS Bùi Quang Hải bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp cơ sở(31/01/2008)