Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế TDTT và xã hội hoá TDTT hậu WTO(09/08/2007

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được coi là sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều ngành, nghề, lĩnh vực trong đó có ngành TDTT. Để tranh thủ những cơ hội thuận lợi, Ngành TDTT giao cho Viện Khoa học TDTT phối hợp với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài ngành thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ với tiêu đề: "Phát triển kinh tế thể dục thể thao và xã hội hoá thể dục thể thao hậu WTO.

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được coi là sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều ngành, nghề, lĩnh vực trong đó có ngành TDTT. Để tranh thủ những cơ hội thuận lợi, Ngành TDTT giao cho Viện Khoa học TDTT phối hợp với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài ngành thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ với tiêu đề: "Phát triển kinh tế thể dục thể thao và xã hội hoá thể dục thể thao hậu WTO.

Đề tài này sẽ được thực hiện trong quá trình từ 2007 đến 2020, trong giai đoạn từ năm 2007 - 2009, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 3 vấn đề chính để hướng tới năm 2020. Một trong 3 nội dung đó là: Tổ chức, động viên nhân dân tự trang trải kinh phí tự nguyện tham gia hoạt động TDTT theo phương thức phúc lợi công cộng. TDTT thế giới vốn chỉ vận hành theo phương thức phúc lợi công cộng; Sau khi hình thành chủ nghĩa tư bản, thế giới có thêm phương thức vận hành kinh doanh, dịch vụ TDTT, mở ra giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, phương thức phúc lợi công cộng vẫn là truyền thống, đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia chậm phát triển, khi thu nhập của đa số người dân còn thấp. Đây cũng là phương thức giúp giảm mạnh chi phí của Nhà nước cho TDTT.

Để giải quyết nội dung này, đề tài đưa ra hai nhóm đề tài: Nhóm đề tài nghiên cứu các giải pháp tăng người tập TDTT, là trực tiếp tăng tiêu dùng TDTT trong xã hội và Nhóm đề tài tăng nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính để phát triển TDTT quần chúng.

Nhóm đề tài thứ nhất sẽ nghiên cứu quy trình và phương pháp xác định người tập TDTT thường xuyên ở nước ta, các giải pháp phát triển người tập TDTT theo nhóm lứa tuổi, theo vùng miền, theo nội dung tập luyện trên cơ sở xác định nhu cầu, động cơ, điều kiện và cơ cấu người tập. Trong đề tài nhánh này, cần làm rõ chi phí cho hoạt động TDTT của cá nhân, gia đình, các loại thiết chế CLB TDTT thích hợp cho từng nhóm đối tượng dân cư.

Nhóm đề tài thứ hai sẽ xác định mạng lưới cơ sở vật chất TDTT phúc lợi công cộng trên cơ sở tiêu chuẩn hoá các thiết chế TDTT quần chúng, trường học; Ban hành văn bản khuyến khích tài trợ phúc lợi công cộng cho hoạt động TDTT.

Ngọc Khánh 
 

Ảnh trong bài
  • Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế TDTT và xã hội hoá TDTT hậu WTO(09/08/2007