Đề tài nghiên cứu dinh dưỡng thể thao - Phần 1: Dinh dưỡng thể thao một trong những yếu tố trợ giúp tăng sức mạnh sợi cơ(15/03/2007)

Việc nghiên cứu về dinh dưỡng trong thể thao đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới bởi dinh dưỡng thể thao là yếu tố không nhỏ góp phần vào sự thành công của các VĐV. Không những thế, dinh dưỡng thể thao còn nhằm đảm bảo sức khoẻ cho các VĐV trong quá trình tập luyện. Chế độ dinh dưỡng bao gồm thức ăn, các khoáng chất... và thời gian hợp lý để hồi phục lại sức khoẻ sao cho các VĐV có thể đạt phong độ cao nhất tại các giải đấu.

Trong thời đại hiện nay, dinh dưỡng thể thao đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tập huấn cũng như thành tích của các VĐV trong các giải đấu lớn. Việc nghiên cứu về dinh dưỡng trong thể thao đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới bởi dinh dưỡng thể thao là yếu tố không nhỏ góp phần vào sự thành công của các VĐV. Không những thế, dinh dưỡng thể thao còn nhằm đảm bảo sức khoẻ cho các VĐV trong quá trình tập luyện. Chế độ dinh dưỡng bao gồm thức ăn, các khoáng chất... và thời gian hợp lý để hồi phục lại sức khoẻ sao cho các VĐV có thể đạt phong độ cao nhất tại các giải đấu.

Ông Aaron Fanning, một nhà nghiên cứu của Viện dinh dưỡng sinh học cho biết: "Mục tiêu hàng đầu của các VĐV là đạt phong độ đỉnh cao và việc sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng đã giúp họ đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì thế, việc nghiên cứu đi sâu vào vấn đề dinh dưỡng nhằm phổ biến rộng rãi những kiến thức về các sản phẩm dinh dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển thành tích thi đấu của các VĐV".

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chất dinh dưỡng, mỗi loại chất thường có những tác dụng khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi và từng môn thể thao cụ thể. Do vậy, việc nâng cao hiểu biết cho các VĐV về dinh dưỡng là một trong những vấn đề cấp thiết.

Phần 1: Dinh dưỡng thể thao một trong những yếu tố trợ giúp tăng sức mạnh sợi cơ

Protein là một trong những thành tố cơ bản trong các sản phẩm dinh dưỡng có tác dụng tăng sức mạnh cơ bắp, đồng thời chất axit amin trong protein còn giúp cho việc tăng khả năng hệ thống miễn dịch cho các VĐV. Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu đã chứng minh nếu cung cấp đủ protein cho cơ thể sẽ giúp cho quá trình tập huấn của các VĐV đạt kết quả cao hơn. Soy và whey là 2 loại protein thường được dùng để tăng khả năng sức mạnh sợi cơ giúp cho các cơ bắp phát triển tốt hơn. Nếu so sánh với whey, soy cung cấp những chất chống oxy hoá giúp cho các VĐV có thể giảm stress sau những bài tập nặng cũng như giảm sự đau cơ. Thêm vào đó, soy là một loại protein tổng hợp của 3 loại axit amin (BCAAs) là leucine, isoleucine, valine và một số chất khác như glutamine, arginine.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Y Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm về tác dụng của 2 loại protein này so với các loại protein khác. Nghiên cứu thử nghiệm đã cho thấy soy và whey là 2 nguồn protein rất hữu ích cho quá trình tập huấn của các VĐV. Một nghiên cứu khác khẳng định, ngoài sự hữu ích trên, 2 loại protein này còn giúp tăng khả năng tập trung và sức bền của các VĐV trong suốt quá trình tập huấn.

Một nhóm chất dinh dưỡng khác là Creatine - loại hợp chất axit hữu cơ giúp cung cấp năng lượng làm tăng sức mạnh sợi cơ. Hiện nay, chất Creatine được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, nó đem lại nhiều lợi ích cho các VĐV đỉnh cao những người muốn nâng cao sức bền, sức nhanh trong quá trình tập luyện và thi đấu. Ngoài ra còn rất nhiều loại chất axit amin khác như: Arginine, glutamine.

Đây đều là những chất dinh dưỡng được người tập luyện thể thao sử dụng khá phổ biến trên thế giới bởi nó là 1 trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc nâng cao hiệu quả tập luyện, tăng sức bền, tăng khả năng hồi phục cũng như hạn chế chấn thương cho các VĐV.

Còn tiếp: Phần 2: Dinh dưỡng thể thao - liệu pháp giảm cân

Kiên Kiệt (theo www.naturalproductinsider.com)
 

Ảnh trong bài
  • Đề tài nghiên cứu dinh dưỡng thể thao - Phần 1: Dinh dưỡng thể thao một trong những yếu tố trợ giúp tăng sức mạnh sợi cơ(15/03/2007)