Xã hội hoá - hướng nghiên cứu mới (12/04/2006)

Luận án của NCS Đặng Quốc Nam là một hướng đi mới trong ngành Giáo dục thể chất đang được Chính phủ, Nhà nước và ngành TDTT quan tâm đó là các giải pháp thực hiện xã hội hoá về thể dục thể thao. Đây là đề tài có ý nghĩa triển khai quan điểm trong Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giao dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng.

Ngày 12/4/2006, tại Viện khoa học TDTT đã diễn ra buổi bảo vệ luận án đề tài cấp Nhà nước của nghiên cứu sinh (NCS) Đặng Quốc Nam - Phó Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Thể dục Thể thao Đà Nẵng với tên đề tài "Nghiên cứu các giải pháp xã hội hoá nhằm khai thác tiềm năng để phát triển TDTT quần chúng ở thành phố Đà Nẵng"

Đến dự buổi Bảo vệ luận án có: TS Đỗ Văn Nhượng - chuyên viên chính Vụ Đại học - Sau Đại học Bộ Giáo dục Đào tạo, TS Lê Đức Chương - Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Uỷ ban TDTT, TS Lê Anh Thơ - Vụ trưởng Vụ TDTT Quần chúng, Uỷ ban TDTT, GS.TS Lưu Quang Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học TDTT I, ông Lê Tấn Đạt - Hiệu trưởng trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng, PGS.TS Lê Quý Phượng - Viện trưởng Viện khoa học TDTT, PGS.TS Nguyễn Đại Dương - Hiệu phó trường Đại học TDTT I, hai thầy hướng dẫn khoa học là PGS.TS Phạm Đình Bẩm, PGS.TS Nguyễn Xuân Sinh cùng cán bộ Viện khoa học TDTT và cán bộ trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng.

Theo quyết định số 473 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng bao gồm các thành viên: GS.TS Dương Nghiệp Chí, Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Phạm Ngọc Viễn, thư ký; các phản biện 1,2,3: PGS.TS Nguyễn Đức Thu, TS Trương Anh Tuấn, PGS.TS Trần Đức Dũng và 2 uỷ viên: TS Lương Kim Chung, TS Lâm Quang Thành.

Luận án của NCS Đặng Quốc Nam là một hướng đi mới trong ngành Giáo dục thể chất đang được Chính phủ, Nhà nước và ngành TDTT quan tâm đó là các giải pháp thực hiện xã hội hoá về thể dục thể thao. Đây là đề tài có ý nghĩa triển khai quan điểm trong Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng.

Đồng nhất ý kiến của các thành viên trong Hội đồng và các vị khách mời đều đánh giá đây là một đề tài rất công phu, đòi hỏi nhiều công sức và đã phải trải qua nhiều khó khăn mới đạt được kết quả nghiên cứu. Trong khi công tác thực hiện xã hội hoá của tất cả các ngành đều chững lại thì đề tài đã lựa chọn được những giải pháp phù hợp, hết sức có ý nghĩa để thực hiện tốt, có hiệu quả công tác xã hội hoá.

Chúng tôi đã trao đổi với Chủ tịch Hội đồng GS.TS Dương Nghiệp Chí về đề tài nghiên cứu này, GS cho biết: "Đề tài của NCS Đặng Quốc Nam về lĩnh vực xã hội hoá TDTT, đang là vấn đề mà Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Do đó các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Trong phần tổng quan của luận án, NCS Đặng Quốc Nam đã công bố những thực trạng của TDTT cũng như phong trào phát triển TDTT ở Đà Nẵng; cách phỏng vấn cũng như cách lấy tư liệu để làm rõ những thực trạng này đã có tác dụng tốt đối với công tác quản lý. Đây là nét mới mà các đề tài khác chưa đề cập đến. Việc làm rõ về thực trạng TDTT ở Đà Nẵng có thể coi là tài liệu tham khảo trong công tác quản lý TDTT chung của nước ta. Thứ hai các giải pháp của NCS đưa ra ứng dụng trong Đà Nẵng cũng có thể ứng dụng cho một số tỉnh thành khác nhưng cần thiết bổ xung và hoàn chỉnh thêm đặc biệt là chú trọng nhóm giải pháp về kinh tế"

HX

Ảnh trong bài
  • Xã hội hoá - hướng nghiên cứu mới (12/04/2006)