Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mới thành lập nên chưa điều tra được tổng thể đội ngũ trí thức của toàn Ngành nhưng theo số liệu của Bộ Văn hoá - Thông tin (cũ), Uỷ ban TDTT (cũ) và Tổng cục Du lịch (cũ), đồng thời căn cứ quy định trí thức là người có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên thì đội ngũ trí thức của Ngành khoảng 18.450 người (chưa thống kê được số trí thức các doanh nghiệp lĩnh vực văn hoá và thể thao).


Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mới thành lập nên chưa điều tra được tổng thể đội ngũ trí thức của toàn Ngành nhưng theo số liệu của Bộ Văn hoá - Thông tin (cũ), Uỷ ban TDTT (cũ) và Tổng cục Du lịch (cũ), đồng thời căn cứ quy định trí thức là người có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên thì đội ngũ trí thức của Ngành khoảng 18.450 người (chưa thống kê được số trí thức các doanh nghiệp lĩnh vực văn hoá và thể thao).

Hiện tại, trí thức ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịhc có trình độ cao đẳng chiếm 6,57%, đại học: 85,55%, sau đại học: 7,88%. 18.450 trí thức thống kê được đều biết ngoại ngữ, trong đó có 452 người biết 2 ngoại ngữ trở lên. Trong đó, người biết ngoại ngữ nhiều nhất là tiếng Anh (82,61%), lượng người biết ngoại ngữ khác còn hạn chế. Tuy nhiên, khẳ năng sử dụng ngoại ngữ vẫn còn nhiều hạn chế.

Trí thức phân bố theo vùng miền không đều, phụ thuộc vào yêu cầu phát triển VH,TT&DL. Hiện tại, sự phân bố có tỷ lệ: miền Bắc - 49,37%, miền Trung - 13,71%, miền Nam - 36,92%. Trí thức làm quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp ở Trung ương chiếm 24,8% (trong đó, 3,53% ở cơ quan quản lý nhà nước và 21,27% ở đơn vị sự nghiệp). Đây cũng là một thách thức lớn bởi các cơ quan đơn vị này cần có số lao động trí thức cao nhất toàn Ngành. Trí thức làm công tác quản lý nhà nước ở địa phương và tại các doanh nghiệp, các thiết chế văn hoá và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chiếm 75,2%. Trí thức nữ chiếm 50,44%, nam chiếm 49,56%; độ tuổi dưới 30 chiếm 31,94%, 31-50 tuổi chiếm 57,48%, trên 50 tuổi chiếm 10,58%.

Số lượng trí thức của ngành đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, phản ánh vai trò ngày càng tăng của hoạt động VH,TT&DL cũng như tính hiệu quả của việc xã hội hoá các hoạt động VH,TT&DL.

Nhìn chung, đội ngũ trí thức của Ngành được rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước... Số đông được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn, có vốn sống, giàu lòng yêu nước. Bên cạnh những trí thức đã nhiều năm công tác, có cống hiến cho Ngành, những nhà khoa học, chuyên gia, văn nghệ sỹ tuy tuổi cao vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tạo, đã xuất hiện những trí thức trẻ, được đào tạo cơ bản, có nhiều cố gắng tìm tòi và tiếp thu nhanh kiến thức mới, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, trình độ nhiều mặt và năng lực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, sáng tạo ngày một nâng cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới, đội ngũ trí thức có nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển VH,TT&DL, còn hạn chế về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu và đặc biệt nổi lên là tình trạng thừa người không đủ tiêu chuẩn, năng lực làm việc, thiếu người làm được việc. Trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức hội nhập và năng lực lãnh đạo quản lý còn hạn chế. Một bộ phận nhỏ tinh thần tự học chưa cao, ngại học. Số ít kém ý thức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết, làm giảm sức mạnh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Có nơi, một số trí thức là cán bộ chủ chốt còn có biểu hiện quan liêu, thiếu dân chủ, không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình làm giảm sức mạnh lãnh đạo và uy tín.

Ngoài ưu điểm, hạn chế chung của đội ngũ trí thức ngành VH,TT&DL, trí thức khối quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong VH,TT&DL còn có những ưu điểm và hạn chế riêng.

 

Hợp Kiên


 

Ảnh trong bài
  • Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch