Bước phát triển mới của ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước(26/07/2007)

Sau 5 năm thực hiện, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định. Trong đó, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước đã có bước phát triển mới, góp phần đổi mới nề lối làm việc, hiện đại hoá nền hành chính, tạo tiền đề cho việc phát triển Chính phủ điện tử.

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58 giai đoạn 2001 - 2005 và Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2005. Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ Bưu chính viễn thống đã cố gắng đưa công tác chỉ đạo và quản lý Nhà nước về CNTT dần vào nề nếp và ổn định.

Sau 5 năm thực hiện, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định. Trong đó, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước đã có bước phát triển mới, góp phần đổi mới nề lối làm việc, hiện đại hoá nền hành chính, tạo tiền đề cho việc phát triển Chính phủ điện tử.

Ứng dụng CNTT phục vụ công tác nghiệp vụ, quản lý và điều hành đã tương đối phổ biến và ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Bộ, ngành và địa phương.

Việc cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, các chính sách và hướng dẫn các thủ tục hành chính trên mạng được triển khai ngày được tốt hơn, là một bước tiến hướng tới Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Trước 2000, số các Bộ, ngành và địa phương có Trang tin điện tử chính thức có rất ít, thì hiện nay, 22/26 Bộ và cơ quan ngang Bộ, 56/64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã có Trang tin điện tử chính thức.

Các Trang tin điện tử của Đảng (nay là Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam), Quốc hội, một số Bộ, ngành và địa phương được cập nhật thông tin thường xuyên. Trang tin điện tử Chính phủ (nay là Cổng thông tin điện tử của Chính phủ) được khai trương 1/2006 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin từ các cơ quan công quyền. Trang tin điện tử Uỷ ban TDTT cũng đã được nối với Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Nhiều Trang tin của các Bộ, ngành đã góp phần hiệu quả trong công tác quản lý và hoạt động của Bộ, ngành. Điển hình, Trang tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đấu thầu, khai trương 12/2005 đã cung cấp các thông tin công khai về đấu thầu, góp phần quan trọng tạo sự minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các bên tham gia đấu thầu, là cơ sơ tiến tới xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử. Cổng thương mại điện tử quốc gia được Bộ Thương mại khai trương 8/2005 đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Trong tương lai, đây sẽ là đầu mối cung cấp các dịch vụ công trên mạng như: cấp phép, khai chứng nhận xuất xứ.

Bên cạnh đó, một số địa phương như Lào Cai, Tp Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng các sàn giao dịch thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương. Một số dịch vụ hành chính công bước đầu được thử nghiệm trên mạng ở một số ngành và địa phương như: Hải quan, Thuế, Tp Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Các ứng dụng CNTT phục vụ phục trong lĩnh vực TDTT đã bước đầu phát triển và thu được một số kết quả đáng mừng. Nổi bật, tại Hội nghị tổng kết 5 năm 2001 - 2005 thực hiện Chỉ thị 58 do Bộ Bưu chính, Viễn thống tổ chức tháng 6 vừa qua, Hội nghị đã đánh giá cao hệ thống thông tin điện tử phục vụ SEA Games 22: "Hệ thống thông tin điện tử phục vụ SEA Games 22 đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành công sự kiện quan trọng này và là bước ngoặt ứng dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực TDTT".

HX
 

Ảnh trong bài
  • Bước phát triển mới của ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước(26/07/2007)