You must configure this module first via "Module Settings"

Sở VHTTDL Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC với 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ cần được triển khai thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành VHTTDL. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch CCHC hàng năm, Sở VHTTDL đã không ngừng nỗ lực, đổi mới và có những giải pháp kịp thời trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể về CCCH để hướng tới mục tiêu mang lại sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Những kết quả đạt được

Trong năm 2021, Sở VHTTDL Sóc Trăng đã  tiếp tục đẩy mạnh thực hiện toàn diện CCHC trên tất cả các lĩnh vực công tác của ngành. Trong dó, trọng tâm là cải cách TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong điều hành, giải quyết và thực thi nhiệm vụ.

Theo đó, có 117 TTHC trong các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở (Văn hóa có 47 TTHC, Thể dục thể thao – 32 TTHC, Du lịch - 26 TTHC và Gia đình -12 TTHC, ở cấp huyện có 20 và cấp xã là 07). Trong năm 2021, Sở đã thực hiện rà soát và cung cấp các TTHC đủ điều kiện để triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 117/117 TTHC thuộc phạm vi quản lý của Sở. Các TTHC được cập nhật, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, trung tâm Phục vụ hành chính công và Trang thông tin điện tử của Sở.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, trong năm qua, Sở đã tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí và sử dụng dịch vụ bưu chính công ích; tỷ lệ giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân, doanh nghiệp đúng và sớm hạn đạt 100%;  Không có hồ sơ trễ hạn. Nhiều TTHC được đơn giản và rút ngắn thời gian giải quyết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức và người dân sớm nhận kết quả (riêng đối với lĩnh vực TDTT, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 4 ngày). Tất cá các TTHC đều được giảm từ 10% trở lên so với thời gian quy định. 100% hồ sơ TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được cập nhật, quản lý trong hệ thống phần mềm Một cửa điện tử; tỷ lệ số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phát sinh hồ sơ nộp trực tuyến đạt trên 50%; có ít nhất 40% trên tổng số TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Không ngừng đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số. Với nội dung lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của CBCC cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia thực hiện TTHC, trong năm 2022, Sở sẽ thực hiện tối thiểu 30% tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó).

Song song với đẩy mạnh cải cách TTHC, Sở đã không ngừng nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Qua đó, góp phần bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ. Trong quá trình thực hiện CCHC của Sở, CNTT góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình, TTHC, tạo ra phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng trực tuyến. Điều đó không chỉ đem tới sự hài lòng cho người dân mà còn góp phần hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số. Với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Sở, nhận thức, trình độ CNTT của CCVC trong cơ quan, đơn vị thuộc Sở được nâng cao. Đặc biệt, trong điều kiện vừa phải thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao vừa bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, phát huy lợi thế của CNTT, Sở đã tham mưu tổ chức hướng dẫn người dân và doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tuyến thông qua môi trường mạng, trên điện thoại di động, ứng dụng tiện ích Zalo trong việc trao đổi, thông tin tình hình và kết quả giải quyết hồ sơ, TTHC, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, đi lại của người dân và doanh nghiệp. Thông qua hoạt động ứng dụng CNTT, bộ máy hành chính dễ dàng liên kết với nhau hơn trong thực hiện nhiệm vụ, chính quyền cũng thông qua đó để điều hành bộ máy nhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác; kiểm soát tốt hơn mọi hoạt động quản lý của cơ quan.

Năm 2022, triển khai 06 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2022, Sở tiếp tục thực hiện công tác CCHC theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và Bộ VHTTTDL. Theo đó, có 06 nhóm nhiệm vụ sẽ được triển khai thực hiện đó là:

Về Công tác cải cách thể chế: tăng cường theo dõi, đôn đốc tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết, để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cho phù hợp với thực tiễn và triển khai thi hành luật có hiệu lực trong năm 2022; đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản của tỉnh và Trung ương; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Công tác cải cách TTHC: cải cách các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyế của Sở là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt được đặt ra, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp và người dân, cải thiện và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi. Tập trung rà soát TTHC, đánh giá và đưa ra các phương án đơn giản hoá TTHC, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cắt giảm, sửa đổi, rút ngắn thời gian giải quyết hoặc cắt giảm thành phần hồ sơ TTHC; thực hiện công bố, công khai kịp thời đúng quy định các TTHC thuộc lĩnh vực Tư pháp; đẩy mạnh công tác thah tra, kiểm tra tình hình thực hiện các TTHC của ngành.

Cùng với đó, Sở tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để giảm thời gian đi lại, chi phí thực hiện, tạo tài khoản cho công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Song song với các nhiệm vụ trên, Sở đặc biệt chú trọng công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính bằng việc tiếp tục việc sắp xếp, tổ chức lại, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức tại cơ quan và các đơn vị thuộc Sở. Thực hiện triển khai đầy đủ các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước. Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp. Tăng cường cải tiến phương thức làm việc, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong xử lý công việc trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, hiệu quả hoạt động của cơ quan.

Cải cách chế độ công vụ: Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng CBCCVC thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt CCVC. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm CCVC. Xây dựng đội ngũ CCVC đảm bảo tiêu chuẩn, chức danh theo quy định; nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân trong thực thi công vụ. Đảm bảo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng CCVC; thực hiện đánh giá CBCCVC theo đúng yêu cầu, sát với thực tế, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ; kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm đúng theo quy định; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu công tác của ngành.

Công tác Cải cách tài chính công: Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tăng thu nhập cho công chức, viên chức. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Đôn đốc các đơn vị nghiêm túc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau kiểm toán nhà nước về tài chính ngân sách.

Công tác xây dựng và phát triển chính phủ điện tử: Triển khai các giải pháp trong việc thực hiện chuyển đổi số của tỉnh đạt mục tiêu, lộ trình đề ra. Xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm và cơ sở dữ liệu của ngành. Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 trên Hệ thống một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của tỉnh. Tiếp tục cải tiến việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 vào hoạt động của các cơ quan.

VD

Ảnh trong bài
  • Sở VHTTDL Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC với 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm