You must configure this module first via "Module Settings"

Đắc Lắc hướng tới mục tiêu giữ vững vị trí thứ nhất các tỉnh Tây Nguyên

Đắc Lắc là một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của đông đảo nhân dân công TDTT của tỉnh ngày càng phát triển. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể qua đó huy động các nguồn lực ở địa phương và cơ sở để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chương trình hành động về phát triển TDTT trong tình hình mới.

Hướng đến các mục tiêu

Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDTT trong giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, phấn đấu tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên đến năm 2025 đạt 35% và số gia đình thể thao đạt 20,7%. Phấn đấu 100% trường học đảm bảo công tác GDTC; 100% cơ sở giáo dục phổ thông duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ. Trong đó có ít nhất 40% cơ sở tổ chức dạy bơi cho học sinh; 80% cơ sở giáo dục phổ thông, 80% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dạy hoặc phổ biến các môn Vovinam, Võ Cổ truyền Việt Nam. Có ít nhất 95% số học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, trong đó 99% đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi. Có 100% trường mầm non có sân chơi, 50% trường mầm non có phòng học GDTC được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ em theo quy định. 100% trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông có sân tập; có ít nhất 60% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở, 80% trường trung học phổ thông có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định; 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định.

Phấn đấu đến năm 2025: có 70% huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 2/3 công trình TDTT cơ bản (01 Sân vận động; 01 Nhà tập và thi đấu sức chứa 500-1.500 chỗ ngồi; 01 Bể bơi đạt tiêu chuẩn). Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 trong những công trình TDTT theo quy định: Sân vận động; Sân tập thể thao; Nhà tập luyện; Bể bơi và các công trình TDTT khác. Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình TDTT quần chúng. Phấn đấu mỗi xã có từ 03-05 CLB  TDTT phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn gắn với trường học, các điểm vui chơi và các thiết chế văn hóa tại cơ sở. Đẩy mạnh phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở, mỗi năm tăng từ 5% số lượng các CLB TDTT trở lên.

Duy trì tổ chức các giải thi đấu thể thao hàng năm. Cấp tỉnh tổ chức từ 17-22 giải/năm;  Cấp huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức từ 05-07 giải/năm; Cấp xã, phường, thị trấn: Tổ chức từ 02-05 giải/năm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặt mục tiêu trung bình mỗi năm đăng cai tổ chức từ 07-12 giải thi đấu thể thao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế.

Đắc Lắc đặt chỉ tiêu đối với lực lượng quân đội nhân dân: Tỷ lệ đơn vị tổ chức các hoạt động TDTT thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ đơn vị thực hiện đủ chương trình rèn luyện thể lực cán bộ, chiến sỹ theo quy định đạt 100%; tỷ lệ đơn vị đạt tiêu chuẩn tổ chức rèn luyện thể lực theo quy định đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ rèn luyện TDTT thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định đạt 98,8%; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ biết bơi đạt trên 98%; 100% đơn vị (cấp Trung đoàn và tương đương trở lên) có khu sân tập luyện thể thao cơ bản, từ 30- 40% đơn vị trở lên có hồ bơi đơn giản.

Đối với lực lượng Công an nhân dân: Tỷ lệ Công an cấp xã, phường, thị trấn có cơ sở vật chất, sân bãi cơ bản và thường xuyên hoạt động thể thao ước đạt 60%; tỷ lệ Công an cấp huyện trở lên tổ chức các hoạt động TDTT thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ các đơn vị đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ thuộc diện kiểm tra rèn luyện thể lực tham gia kiểm tra đạt 100%, trong đó có từ 95% cán bộ, chiến sỹ trở lên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định; Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ tập luyện TDTT thường xuyên đạt từ 98% trở lên; tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ biết bơi đạt từ 70% trở lên

Song song với phát triển TDTT quần chúng, đầu tư phát triển thể thao thành tích cao cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển TDTT của tỉnh. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2021-2025 Đắc Lắc đặt chỉ tiêu: hằng năm tham gia 25-30 giải khu vực, toàn quốc và quốc tế, đạt từ 50-70 huy chương các loại; có 14-18 VĐV đạt kiện tướng, 30-40 VĐV đạt cấp 1, trong đó có 15-18 VĐV được triệu tập vào các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia; Đặc biệt, Đắc Lắc phấn đấu tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần IX năm 2022 đạt 20 huy chương các loại, giữ vững vị trí thứ nhất các tỉnh Tây Nguyên, xếp trong tốp 5/19 các tỉnh miền núi…

Tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu trên, UBND tỉnh cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung Xây dựng và phát triển TDTT cho mọi người thông qua việc đổi mới nhận thức và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác TDTT. Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là công tác quy hoạch đất, công trình thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng Nhân dân trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động mọi tầng lớp trong xã hội tham gia tập luyện và thi đấu. Mở rộng, phát triển đa dạng các loại hình tập luyện và hoạt động TDTT cho mọi lứa tuổi, giúp người dân tự chọn cho mình một môn thể thao yêu thích hoặc nội dung, hình thức tập luyện phù hợp để rèn luyện hàng ngày.

Duy trì hệ thống tổ chức thi đấu các giải, hội thi thể thao quần chúng. Phát triển thể thao giải trí, thể thao đường phố và cơ sở kinh doanh dịch vụ TDTT. Bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, từng bước đưa các môn thể thao của từng dân tộc vào các hoạt động lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa - thể thao, đại hội TDTT ở xã, phường, thị trấn.Tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, tích cực tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, trọng tài và cộng tác viên TDTT. Kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TDTT các cấp, ngành và ở cơ sở; đào tạo và bố trí đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển TDTT trong tình hình mới, theo quy định của pháp luật.

Đối với phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp, tỉnh tập trung hoàn thiện hệ thống đào tạo thể thao thành tích cao, từng bước nâng cao thành tích thi đấu thể thao ở Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 và đạt huy chương Đông Nam Á, Châu Á ở một số môn thể thao. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đào tạo tài năng thể thao của tỉnh; thực hiện quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, VĐV, trọng tài, y sinh thể thao… với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp.

Hoàn thiện hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực tham gia phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp của tỉnh. Tiếp tục tăng cường các chính sách ưu đãi đối với đào tạo tài năng thể thao của tỉnh trong chương trình xây dựng lực lượng kế thừa và nâng cao thành tích thể thao. Tập trung trọng điểm các môn thể thao mũi nhọn, nội dung trọng điểm, số lượng VĐV đạt đẳng cấp quốc gia ở các tuyến. Hợp tác với các Trung tâm HLTTQG thuê chuyên gia của các nước tham gia đào tạo, huấn luyện VĐV đỉnh cao ở những môn thể thao trọng điểm và một số môn mang tính tầm nhìn chiến lược của tỉnh. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao tiếp tục giữ vững thế mạnh các môn thể thao: Điền kinh, Boxing, Bắn cung, Cử tạ, Rowing… Khẳng định là trung tâm mạnh của Tây Nguyên; hàng năm cung cấp cho quốc gia từ 15-18 VĐV ở các cấp đội tuyển, tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại các giải thể thao quốc tế.

Cùng với đó, tỉnh sẽ mở rộng quan hệ với các tỉnh trong khu vực và cả nước: Mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động TDTT như: Tham gia các sự kiện, các cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao quốc tế được tổ chức trong nước và ở nước ngoài; tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ phát triển nguồn nhân lực TDTT; liên kết hợp tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, HLV, VĐV, trọng tài của tỉnh với các nước có nền thể thao phát triển; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thể thao.

VD