Trên đấu trường, tinh thần thi đấu ngoan cường, dám vượt lên mọi khó khăn của các vận động viên ở các môn thể thao này không thua bất cứ ai. Nhưng để tìm nguồn vận động viên kế cận và nguồn lực tiếp tục hỗ trợ phát triển các môn thể thao này là trăn trở của các nhà quản lý.
Một môn thể thao có thể tham gia Olympic, thì môn thể thao đó có nền tảng phát triển tương đối tốt (ảnh minh họa: fr.slideshare.net)
Giáo sư Hà Văn Nghĩa - Tổng thư ký Cơ sở Nghiên cứu Kinh tế thể thao Trung Quốc của trường Đại học Bắc Kinh, Giáo viên Lớp vận động viên vô địch Olympic đã chia sẻ về chính sách đặc thù để thu hút, tìm kiếm nguồn vận động viên tài năng và đãi ngộ cho các VĐV này sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu.
Giáo sư Hà Văn Nghĩa chỉ ra rằng: nếu một môn thể thao có thể tham gia Olympic, thì môn thể thao đó có nền tảng phát triển tương đối tốt so với các môn thể thao không nằm trong các môn thi đấu tại Olympic. So với các môn thể thao phổ biến khác trong Thế vận hội Olympic, đặc điểm của môn thể thao "nhỏ" tại Olympic chủ yếu là: lượng khán giả tương đối ít, ảnh hưởng xã hội tương đối yếu, tính giải trí tương đối thấp, giá trị phát triển thị trường/giá trị thương mại tương đối thấp, v.v. Tuy nhiên, việc được ưa chuộng và không được ưa chuộng không phải là cố định, với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và bản thân môn thể thao đó cũng có thể có cơ hội phát triển thành những môn thể thao được ưa chuộng.
Lâu nay, các môn thể thao “nhỏ” tại Olympic của Trung Quốc chủ yếu áp dụng một hệ thống toàn quốc, đã đạt được kết quả tốt. Hiện tại, Trung Quốc đang tìm kiếm con đường và biện pháp kết hợp với thể chế quốc gia và cơ chế thị trường để xây dựng một mô hình mới cho sự phát triển của thể thao cạnh tranh. Nhìn từ chặng đường phát triển của các môn thể thao “nhỏ” tại Olympic của Trung Quốc và quy hoạch phát triển thể thao "5 năm lần thứ 14", kinh nghiệm và cơ chế hỗ trợ chính của các môn thể thao này như sau:
Đầu tiên là đổi mới cơ chế thể chế thi đấu thể thao. Xác lập vững chắc tư tưởng một bàn cờ của cả nước, đẩy nhanh công tác nghiên cứu chế độ liên quan đến thi đấu thể thao, hoàn thiện hệ thống chế độ hỗ trợ phát triển thể thao. Phát huy đầy đủ vai trò của Chính phủ, xã hội, thị trường, tập hợp lực lượng các bên, kích thích sức sống xã hội, hội nhập nguồn lực chất lượng cao trong và ngoài nước hội tụ vào các môn thể thao thi đấu. Căn cứ vào đặc điểm và mức độ phát triển của dự án, vững bước thúc đẩy cải cách thể chế, cơ chế quản lý dự án thể thao, xây dựng mô hình mới phát triển dự án đa dạng.
Hai là, tối ưu phát triển các môn thể thao thi đấu. Củng cố và duy trì các môn thể thao có ưu thế, khai thác và phát triển các môn thể thao ưu thế tiềm năng, thúc đẩy phát triển cân bằng các dự án mùa hè và mùa đông, thúc đẩy bố cục dự án một cách khoa học. Thúc đẩy hợp tác giữa các khu vực, phát huy tài nguyên của các địa phương, xây dựng mô hình mới phát triển nhịp nhàng như đào tạo và giao lưu nhân tài, tổ chức cuộc thi, huấn luyện một cách khoa học, xây dựng cơ sở...
Ba là, xây dựng hệ thống huấn luyện hiệu quả và khoa học. Kiên trì nguyên tắc huấn luyện khoa học "Ba xuất phát một lớn (xuất phát từ khắt khe, từ khó khăn, từ thực chiến, huấn luyện khối lượng lớn", tham khảo kinh nghiệm huấn luyện tiên tiến quốc tế, đổi mới quan niệm, phương pháp và kỹ thuật huấn luyện. tối ưu hóa mô hình tập huấn của trại huấn luyện, tăng cường xây dựng đội huấn luyện tổng hợp cho các độ thể thao ưu tú. Tăng cường chỉ đạo đối với các khu vực trọng điểm, các trường thể thao, cơ sở nhân tài dự bị thi đấu thể thao trình độ cao cấp quốc gia, phát huy vai trò dẫn dắt trong việc làm mẫu. Lên kế hoạch tổng thể cho các nguồn lực chất lượng cao như khoa học kỹ thuật thể thao trong nước quốc tế, nâng cao trình độ huấn luyện khoa học......
Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai các công trình đặc biệt cho các môn thể thao thi đấu như công trình củng cố nền tảng vững chắc cho các môn thể thao thi đấu, nâng cấp các dự án tập thể, công trình chấn hưng "3 môn bóng lớn", công trình phát triển thể thao chuyên nghiệp. Trong tương lai, các dự án Olympic của Trung Quốc bao gồm các dự án môn thể thao phổ biến và và ít được chú ý, đều sẽ phát triển theo hướng đa nguyên hóa, xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa, ngành nghề hóa.
Như vậy có thể thấy, không có ranh giới tuyệt đối giữa các môn thể thao. Chỉ cần kết hợp các biện pháp sáng tạo với nhu cầu tập thể dục ngày càng đa dạng và thời thượng của người dân, không ngừng mở rộng ảnh hưởng và thu hút ngày càng nhiều người yêu thích và tham gia, môn thể thao đó chắc chắn sẽ ngày càng phổ biến và phát triển hơn.
Lan anh ghi