Vết thương
Vết thương là những thương tổn rách da, gân, cơ do tại nạn hoặc trong tập luyện và thi đấu thể thao. Vết thương có thương tổn phần bao bọc (rách da, gân, cơ,... ) nên rất dễ nhiễm khuẩn. Chấn thương nhưng không làm rách dai thì không gọi là vết thương.
Tuỳ thuộc vào vết thương nông hay sau, năng hay nhẹ, độ rộng nhiều hay ít mà cảm thấy đau ở mức độ rất khác nhau. Khi mới bị thương thì rất đau, sau đó mức độ đau giảm dần; Đau tăng lên khi vết thương bị nhiễm khuẩn; Chảy máu hoặc tiết dịch màu hồng nhạt ở những vết xây xước nhẹ.
Khi VĐV hoặc nạn nhân bị thương cần tuân thủ các bước sơ cấp cứu sau: Cầm máu, băng bó, giảm đau, vận chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa.
Cầm máu là nhiệm vụ số 1 khi thực hiện sơ cứu vết thương, bời vì tất cả các loại vết thương đều có chảy máu chỉ có khác là mực độ chảy máu nhiều hay ít. Chảy máu có thể từ động mạch (máu chảy thành tia, thành dòng, máu có màu đỏ) nếu mất máu nhiều thì người nhợt nhạt, tím tái, mạch nhanh, nhỏ rất khó bắt. Chảy máu có thể từ tĩnh mạch (máu màu đỏ thẫm) nếu tĩnh mạch lớn thì cũng nguy nhiểm, máu "ộc ra", "trào ra" khá nhiều. Thong thường vết thương lớn có lẫn cả máu dộng mạch và tĩnh mạch vì chúng đi từng bó với nhau. Chảy máu có thể từ mao mạch: máu rỉ thấm ướt màu hồng tương, không ồ ạt nhưng thấm dần. Vết thương càng rộng, máu càng nhiều. Cầm máu có thể thực hiện bằng phương pháp cơ học, lý, hoá và sinh học. Các biện pháp cơ học cầm máu tạm thời đó là: Băng ép giơ cao chi bị thương, gấp khớp tối đa, chèn động mạch và garô.
Tuỳ theo từng dạng chảy máu như chảy máu mao mạch, mạch máu tĩnh mạch hay chảy máu động mạch và độ lớn của mạch máu bị tổn thương mà có chỉ định cầm máu hợp lý và hiệu quả. Chảy máu mao mạch, chỉ cần giơ cao chi và băng ép vết thương. Chảy máu động mạch và tĩnh mạch nhỏ chỉ cần băng ép, đặt gạc vô trùng lên miệng vết thương và dùng cuộn băng băng chặt lại cả một đoạn chi. Khi chảy máu động mạch, trong thời gian chuẩn bị các phương tiện cầm máukhác ta sử dụng phương pháp ấn dộng mạch để cầm máu tức thời.
Phương pháp đặt garô: Chỉ áp dụng khi chi bị thương chảy máu nhiều, các phương pháp cầm máu tạm thời khác không có kết quả. Dây garô có thể là dây cao su tròn hoặc day cao sụ dẹt, ở đầu dây có gắn móc xích để cố định garô, có thể dùng một dây bất kỳ nào đó thay thế nhưng phải bền nếu không có dây garô chuyên dụng. Trước khi đặt garô, nên dùng vải quấn quanh da vùng định thắt để tránh xoắn và kẹp da phái dưới dây thắt. Khi đadựt vòng garô đầu tiên nên thắt chặt nhất sau đó lực thắt giảm dần. Các vòng garô nằm cạnh nhau sao cho da khong bị xoắn kép, đầu dây garô phải được cố định lại. Trong trường hợp đặt garô đúng, máu nhanh chóng ngừng chảy, chi trắng nhợt phía dưới chỗ đặt garô mạch không còn đập. Nếu thắt garô quá chặt có thể gây dập nát tổ chức phần mềm (cơ, dây thần kinh, mạch máu) và có thể là nguyên nhân gây liệt chi. Nếu garô đặt không đủ chặt, máu vẫn tiếp tục chảy, đồng thời ứ tắc tĩnh mạch (chi có màu tím thẫm). Không được phép để garô lâu quá 1,5-2 giờ, nếu lâu quá phần dưới chỗ garô sẽ bị hoại tử. Vì vậy, khi đặt garô nhất thiết phải ghi giờ đặt garô. Ngày tháng vào một mảnh giấy và buộc mảnh giấy đó vào ngay chỗ đặt garô, cứ một giờ nới nỏng garô một lần, nới từ từ, mỗi lần khoảng 30 giây. Vết thương chảy máu có đặt garô phải được ưu tiên chuyển tới bệnh viện sớm nhất, nhanh nhất.
Phương pháp lý học để cầm máu: Chườm lạnh có tác dụng làm co mạch giảm chảy máu và giảm đau.
Phương pháp hoá hoạc để cầm máu: Dùng dung dịch Adreralin 1% bôi lên bề mặt vết thương có tác dụng co thắt các mạch máu và dung dịch õi già 3% có tác dụng làm tăng sự đông máu.
Phương pháp sinh học để cầm máu chỉ sử dụng ở bệnh viện.
Các vết thương dù nhỏ hay lớn, có dập nát tổ chức hay khống có dập nát vẫn có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy xử trí vết thương phải tuân thủnghiêm ngặt nguyên tắc vô trùng: Người sơ cứu rửa tay thật sạch bằng xà phòng, dùng bông cồn lau tay cẩn thận; Không dùng dụng cụ chữa vô trùng đụng chạm vào vết thương; Đối với vết thương nhỏ và nông thì dùng nước muối sinh lý (Nacl 9%), dung dịch õi già 3% rửa sạch vết thương bôi thuốc sát trùng và băng lại. Đối với vết thương rộng và sâu, không nên rửa vì khi rửa vết thương, nước bẩn chảy vào trong kẽ sâu của vết thương và tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng. Chỉ nên dùng bông tẩm cồn lau từ mép vết thương ra phái ngoài theo hình xoáy chông ốc cho t[is khi sạch rồi dùng bông cồn iốt bôi lên da xung quanh miệng vết thương, chuyển sớm người bị thương tới bệnh viện chuyên khoa. Đối với các vết thương sâu cần chú ý đề phòng nghiễm trùng uốn ván bằng cách tiêm dự phòng huyết thành chống uốn ván. Sau đó theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn: Sốt và sưng nóng, đỏ đau tại chỗ.
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não (CTSN) là loại chấn thương nặng hay gặp trong các môn Đua xe đạp, Đua môtô, Quyền anh, Bóng đá và trong các môn Thể dục dụng cụ, Nhào lộn, Vật, Bóng rổ, Bóng chuyền. CTSN xảy ra khi có va đập vào hộp sọ, CTSN đều ảnh hưởng đến chất não, rối loạn hoặc huỷ các tế bào thần kinh trung ương.
CTSN có hai loại: CTSN kín và CTSN hở. CTSN kín là chấn thương mà hộp sọ khong bị rạn võ tuy có thể có, rách da đầu, chảy máu. CTSN hở là khi hộp sọ bị rạn vỡ, thấm dịch não tuỷ ra ngoài.
Triệu chứng cơ bản của CTSN là ngất, thời gian ngất có thể ngắng, vài giây rồi tỉnh lại ngay nhưng có thể kéo dài vài giờ hoặc không tỉnh lại được, thời gian ngất càng kéo dài thì càng nặng. Khi tỉnh lại, nạn nhân thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, suy nhược cơ thể, nói chậm, nói yếu. Có thể có rối loạn tâm thần, hưng phấn mạnh, rối loạn trí nhớ, quên lý lẫn, nói mê sảng. Những hiện tượng này có thể dần dần mất đi. Khi chấn thương nặng, nạn nhân có thể đi vào hôn mê rối hôn mê sâu và tử vong.
Dập não là CTSN nặng. Có thể là chấn thương trực tiếp gây dập não ngay tại vùng bị va đập (Ví dụ: va đập vào vùng xương hàm dưới gây dập não ở vùng chẩm). Khi bị dập não triệu chứng thể hiện rõ ràng hơn, nặng hơn.
Trong dập não có thể có vỡ hoặc đứt các mạch máu lớn, gây chảy máu, tạo thành các ổ tụ máu, gây chèn ép não, nếu chảy máu nhiều, ổ tụ máu lớn dần làm tăng sự chèn ép não. Nhức đầu tăng lên, nôn mửa, chóng váng, có thể ngất trở lại khi đã tỉnh. Trong y học goi là có "khoảng tỉnh". Khi có khoảng tỉnh, diễn biến và tiên lượng xấu.
Nếu là CTSN hở cần cắt tóc, bộc lộ vết thương, băng ép cầm máu; Để nạn nhân được yên tĩnh, nằm gối đầu cao, chườm lạnh vào đầu. Đặt đầu nạn nhân lên gối vòng nệm đẻ bớt rung xóc khi vận chuyển; Khi có hiện tượng ngừng thở, ngừng tim thì cần phải tiến hành hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực; Nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện chuyên khoa sọ não.
Những trường hợp bị chấn thương não nhẹ, VĐV choáng váng, bất tỉnh thoáng quan thì không nên cho VĐV tiếp tục luyện tập, thi dấu vì có thể xảy ra biến chứng. Cần phải theo dõi kiểm tra y học trước khi tập lại.
Khi nạn nhân trắng nhợt hoặc tím xanh, đồng tử giãn, ngừng thở, ngừng tim thì hy vọng rất ít.
Việc cứu sống nận nhân chủ yếu là nhờ những người ở chỗ xảy ra tai nạn. Thầy thuốc ở bệnh viện chỉ điều trị tiếp theo và phòng chống các biến chứng. Vì vậy, việc cấp cứu tại chỗ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
PGS.TS Lê Quý Phượng
]