Trong những nǎm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu tập luyện thể thao của nhiều tầng lớp dân cư ngày một tǎng. Thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng có những tiến bộ đáng khích lệ. Tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao, tǎng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người tập. Tuy nhiên cùng với những dấu hiệu đáng mừng đó, tập luyện thể dục thể thao (TDTT) kể cả thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao cũng đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc đó là còn nhiều trường hợp chấn thương và tai nạn đáng tiếc xảy ra kể cả tai nạn chết người trong quá trình luyện tập và thi đấu thể thao.
Vậy những nguyên nhân chính của tình trạng trên là gì? Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau và theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm y học thể thao Việt Nam chúng tôi muốn đề cập đến một số nguyên nhân chính sau đây:
Sai lầm trong phương pháp giảng dạy và huấn luyện
Là nguyên nhân dẫn tới 30-60% trường hợp chấn thương ở các môn thể thao khác nhau. Các chấn thương này gắn liền với các nguyên tắc huấn luyện cơ bản đó là: tập luyện phải hợp lý, thường xuyên, liên tục, tǎng dần lượng vận động, tǎng dần độ khó của động tác và nguyên tắc đối xử cá biệt trong tập luyện TDTT. Nguyên nhân này trong hoạt động thể thao quần chúng còn cao hơn, bởi không phải ở đâu người tập cũng có sự hướng dẫn của huấn luyện viên (HLV). Đơn giản chỉ do không khởi động hoặc khởi động không tốt có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt điều đó liên quan đến tập luyện môn bơi lội.
Thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu.
Là nguyên nhân dẫn tới 4-8% các trường hợp chấn thương. Những chấn thương này xảy ra là do việc bố trí người tập bất hợp lý, không đảm bảo kỷ luật trật tự, duy trì tổ chức tập luyện lộn xộn, mật độ người tập quá đông, sự phối hợp tập luyện giữa các nhóm vận động viên (VĐV) có trình độ, đẳng cấp, hạng cân thi đấu không đều, tổ chức bảo hiểm không tốt, hoặc tổ chức tập luyện và thi đấu không có mặt của HLV và giáo viên TDTT.
Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất kỹ thuật của buổi tập
Có thể dẫn tới 25% các chấn thương. Cụ thể là chất lượng trang thiết bị dụng cụ, sân bãi thi đấu và trang phục cá nhân kém, các phương tiện bảo vệ, bảo hiểm không có hoặc không đầy đủ. Nguyên nhân này rất dễ nhận thấy khi ta quan sát bất kỳ một sân chơi nào, bởi chúng ta còn thiếu hiểu biết hoặc do tâm lý coi thường hay tùy tiện trong việc chọn địa điểm và các phương tiện, giày dép và trang bị tập luyện.
Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh không phù hợp
Là nguyên nhân của 2-6% các trường hợp chấn thương ví dụ như: sân bãi, dụng cụ thi đấu tập luyện không được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không đảm bảo (tối hoặc chói sáng), thông gió kém, nhiệt độ của phòng tập hoặc của bể bơi không đúng yêu cầu vệ sinh, độ ẩm môi trường tập quá cao...
Hành vi không đúng đắn của VĐV
Là nguyên nhân đưa tới 5-15% các trường hợp chấn thương. Đó là sự vội vàng, thiếu tập trung chú ý, vô ý thức tổ chức kỷ luật hoặc phạm luật bằng các động tác bị nghiêm cấm, đặc biệt trong các môn đối kháng. Điều này không phải giải thích nhiều bởi chỉ cần xem các VĐV bóng đá thi đấu ở các giải chuyên nghiệp hoặc các hạng nhất, nhì... chúng ta cũng có thể tự rút ra kết luận.
Vi phạm các nguyên tắc kiểm tra y học
Dẫn tới 2-10% các trường hợp chấn thương. Đó là các trường hợp cho phép tập luyện và thi đấu thể thao không qua kiểm tra y học, không thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là một trong những khâu rất yếu của y học thể thao nước nhà. Chúng ta chưa có hệ thống y học thể thao rộng khắp để có thể tư vấn và hướng dẫn cho mọi người là mình có được phép tập luyện hay không hoặc tập luyện ở mức độ nào thì có lợi cho sức khỏe của mỗi người.
VĐV tham gia tập luyện và thi đấu thể thao trong tình trạng chuẩn bị thể lực chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các động tác khó, hoặc có biểu hiện rối loạn về khả nǎng định hình động lực trong không gian, giảm sút các phản ứng bảo vệ và độ tập trung chú ý, có thể do quá cǎng thẳng hoặc tập luyện quá sức.
Để hạn chế và giảm thiểu tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một số giải pháp sau:
*
Phải kiểm tra sức khỏe cho người tập và kiểm tra y học cho VĐV trước khi cho phép hoặc khuyến khích nên tập luyện môn thể thao nào cho phù hợp với từng người. Cần có vǎn bản pháp quy quy định công tác kiểm tra y học, chǎm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe cho VĐV cũng như người tập TDTT.
*
Tǎng cường giáo dục và hướng dẫn VĐV và người tập về nguyên tắc huấn luyện, phương pháp tập luyện và thi đấu thể thao. Khi tập luyện và thi đấu ở mọi cấp độ bắt buộc phải có sự hiện diện của HLV.
*
Tǎng cường cơ sở vật chất và những điều kiện đảm bảo về trang thiết bị, sân bãi và dụng cụ thi đấu thể thao.
*
Tǎng cường giáo dục đạo đức cho VĐV nêu cao tinh thần trung thực cao thượng và fair play trong thi đấu thể thao.
*
Tǎng cường công tác y tế thường trực và đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao. Hướng dẫn cho VĐV và người tập chế độ dinh dưỡng hợp lý và các giải pháp hồi phục khác khi tham gia tập luyện và thi đấu thể thao.
*
Không ngừng nâng cao chất lượng sơ, cấp cứu và điều trị các chấn thương và tai nạn trong hoạt động thể dục thể thao.