Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010(09/06/2008)

Mặc dù thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan tới Chính phủ điện tử (CPĐT) như: hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang Web, nhiều dịch vụ như: xin cấp giấy phép kinh doanh, làm thủ tục hải quan,...được triển khai. Nhưng quá trình triển khai CPĐT ở Việt Nam thời gian vừa qua còn chậm, thông tin trên các Website còn nghèo nàn, các dịch vụ mới chỉ đạt được ở bước đầu và thực hiện còn độc lập, sơ sài.

Mặc dù thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan tới Chính phủ điện tử (CPĐT) như: hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang Web, nhiều dịch vụ như: xin cấp giấy phép kinh doanh, làm thủ tục hải quan,...được triển khai. Nhưng quá trình triển khai CPĐT ở Việt Nam thời gian vừa qua còn chậm, thông tin trên các Website còn nghèo nàn, các dịch vụ mới chỉ đạt được ở bước đầu và thực hiện còn độc lập, sơ sài.

Khả năng sẵn sàng cho CPĐT còn thấp

Hiện nay Singapore đã đưa được gần 2.000 dịch vụ hành chính lên mạng, trong đó có việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế, xin cấp hộ chiếu, đăng ký tham gia các trung tâm thể thao. Trong khi khoảng 75% dân số Singapore đã sử dụng các công cụ điện tử trong giao dịch với chính quyền thì ở Việt Nam, số người sử dụng Internet còn thấp (6,67 người/100 dân).

Một số bộ, ngành, địa phương nhận thức còn thấp trong việc thực hiện mô hình CPĐT nhằm giúp bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tiết kiệm thời gian, thu hẹp khoảng cách giữa người dân và Chính phủ, đẩy mạnh sự tiến bộ kinh tế, xã hội thông qua tin học hoá quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó hạ tầng CNTT và truyền thông còn yếu; môi trường pháp lý chưa hình thành, bí mật và an toàn thông tin chưa đảm bảo; cải cách hành chính chậm, phương thức điều hành lạc hậu đầu tư dàn trải, không tập trung và thiếu nhân lực cao cấp và việc xây dựng các đề án, dự án thiếu cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc áp dụng CPĐT không hiệu quả.

Giải pháp nào để đẩy mạnh " Việt Nam điện tử"?

Trước hết cần nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ của các cấp lãnh đạo về CPĐT. Phải xây dựng được một đề án tổng thể thật cụ thể ở từng cấp, ngành để tránh lãng phí, đồng thời cần giải quyết những vướng mắc tồn đọng, yếu kém hiện nay và học tập kinh nghiệm của những nước khu vực để áp dụng trong việc xây dựng CPĐT qua đó tạo đòn bẩy để tăng cường sức mạnh của nền kinh tế - xã hội trước những thách thức mới.

Dự thảo kế hoạch phát triển CPĐT Việt Nam đến năm 2010 là một trong những bước nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ sự phát triển của CNTT - Truyền thông Việt Nam. Mục tiêu là từ năm 2005 đến năm 2010 sẽ đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, xây dựng Chính phủ Việt Nam năng động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả dựa trên sự trợ giúp toàn diện của CNTT - Truyền thông. CPĐT Việt Nam giúp đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin thiết yếu và từng bước cung cấp dịch vụ công trực tuyến, một cửa cho người dân, doanh nghiệp mọi nơi, mọi lúc. Giúp doanh nghiệp làm việc với các cơ quan Chính phủ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiết kiệm hơn.

Những mục tiêu chính của Chương trình này đến năm 2010 là: 100% các cơ quan của Chính phủ có trang Web, đảm bảo đưa đầy đủ thông tin thiết yếu và pháp lý, hành chính liên quan đến cuộc sống của người dân lên mạng Internet. Người dân có khả năng tìm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời. Đến năm 2010, phấn đấu 25% dân số đô thị sử dụng chứng minh thư điện tử.

NH tổng hợp theo TLBDQLCNTT 
 

Ảnh trong bài
  •  Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010(09/06/2008)