Chương trình Chính phủ điện tử ở Việt Nam: vẫn còn nhiều vướng mắc(15/01/2007)

Nhìn lại chặng đường phát triển của công cuộc tin học hoá quản lý hành chính nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam trong những năm qua đã có chuyển biến, có sức ảnh hưởng không nhỏ tới chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước.

Nhìn lại chặng đường phát triển của công cuộc tin học hoá quản lý hành chính nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam trong những năm qua đã có chuyển biến, có sức ảnh hưởng không nhỏ tới chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước.

Sau 5 năm đi vào thực hiện, theo báo cáo thống kê của các chuyên gia lĩnh vực công nghệ thông tin tại Hội nghị Chính phủ điện tử Việt Nam lần thứ 4 cho đến nay Việt Nam có tới 70% bộ ngành và 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng những trang tin điện tử và cổng thông tin giao dịch điện tử. Các bộ, ngành cũng đang từng buớc tiến hành việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính tiến tới thực hiện cơ chế "một cửa" tránh những phiền toái cho người dân, đơn cử như việc thông quan điện tử của Tổng cục Hải quan, cấp quota qua mạng cho các doanh nghiệp dệt may của bộ Thương Mại hay việc tiếp dân trực tuyến của bộ Tài nguyên Môi trường...

Tất cả những nỗ lực đó đã tạo nên bức tranh sống động hơn cho công cuộc cải cách hành chính cũng như tạo đà cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ, khởi đầu cho công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử và liệu Việt Nam có xây dựng thành công Chính phủ điện tử hay không đang là câu hỏi đặt ra cho các nhà chuyên môn lĩnh vực CNTT tại Việt Nam.

Hiện tại, việc xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn mà nổi cộm là vấn đề thiếu một chiến lược phát triển tổng thể mang tầm quốc gia. Đây cũng là một trong những vấn đề làm cản bước tiến trong chương trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Bởi lẽ không có chiến lược quy hoạch tổng thể sẽ gây ra sự thiếu đồng nhất trong việc triển khai Chính phủ điện tử giữa các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Không có quy hoạch tổng thể, không có quy chuẩn về dữ liệu đã dẫn tới việc gây lãng phí lớn cho nhà nước khi nhiều trung tâm tích hợp dữ liệu tại các bộ, ngành không thể đi vào vận hành. Hơn nữa, các phần mềm dùng chung sẽ khó triển khai khi không có sự nhất quán, phối hợp giữa các đơn vị liên quan.

Trước mắt, cần sớm xây dựng một quy hoạch tổng thể cho chương trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam là một việc làm cấp thiết, bởi khi bước vào ngưỡng cửa WTO việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử sẽ là thước đo khẳng định sự phát triển của một quốc gia, là nền tảng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Quỳnh Trang
 

Ảnh trong bài
  • Chương trình Chính phủ điện tử ở Việt Nam: vẫn còn nhiều vướng mắc(15/01/2007)