Chính phủ điện tử: Phần 2: Nhìn ra thế giới(16/09/2005)

Một cuộc cách mạng trong việc quản lý Chính phủ điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á. Công chức, viên chức, cán bộ trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở khu vực Châu Á (Singapore. Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc...) đã quen dần với khái niệm Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử là một thuật ngữ mới đã và đang trở nên phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng là một bước đột phá công nghệ mới để hợp thức hoá các thủ tục hành chính, quản lý trong các cơ quan nhà nước đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ công của Chính phủ cho người dân.

Một cuộc cách mạng trong việc quản lý Chính phủ điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á. Công chức, viên chức, cán bộ trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở khu vực Châu Á (Singapore. Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc...) đã quen dần với khái niệm Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử là một thuật ngữ mới đã và đang trở nên phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng là một bước đột phá công nghệ mới để hợp thức hoá các thủ tục hành chính, quản lý trong các cơ quan nhà nước đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ công của Chính phủ cho người dân.

Về cơ bản, hầu hết các nước trong khu vực Châu Á đã hình thành một chiến lược Chính phủ điện tử và hiện đang trong giai đoạn triển khai hành động. Tuy nhiên, tốc độ triển khai ở các nước trong khu vực không đồng đều bởi sự khác nhau về hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ công nghệ thông tin của từng nước. Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Singapore là nước nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Singapore cũng là nước đi tiên phong trong việc thực hiện Chính phủ điện tử và hiện tại đã đưa gần 2000 dịch vụ hành chính (khai sinh, khai tử, dự thi tuyển sinh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá, đăng ký tham gia các trung tâm thể thao...)lên mạng Chính phủ. Mọi công dân Singapore có thể ngồi nhà làm các thủ tục hành chính này qua mạng chứ không cần phải đến các công sở để xếp hàng. Theo thống kê, có khoảng 75% dân Singapore đã sử dụng các công cụ điện tử trong giao dịch với chính quyền.

Malaysia cũng được đánh giá khá cao trong khu vực Châu Á về Chính phủ điện tử. Sáng kiến Chính phủ điện tử của Malaysia bắt đầu được công bố vào năm 1997 và cho đến nay Malaysia đã có 500 đơn vị hành chính toàn quốc gia kết nối với mạng Chính phủ tạo thành một hệ thống thống nhất. Theo tính toán của các chuyên gia CNTT Malaysia, từ khi áp dụng Chính phủ điện tử chi phí hành chính trong kinh doanh cũng như trong quản lý hành chính đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, tiện lợi, giảm tối thiểu những rắc rối cho người dân. Hơn thế nữa, Chính phủ điện tử cũng giúp cho mối quan hệ giao tiếp giữa Chính phủ và người dân trở nên đơn giản, hợp lý và hiệu quả hơn. Chính phủ Malaysia cũng cho biết từ nay đến năm 2020, Malaysia sẽ xây dựng một trung tâm sản xuất phần mềm thế giới, đồng thời ứng dụng rộng rãi phần mềm trong các doanh nghiệp quản lý kinh doanh, cơ quan Chính phủ, hộ kinh tế vừa và nhỏ. Một chương trình xây dựng 12 Thành phố tri thức với những hành lang đa hệ siêu cấp được nối mạng với đại lộ thông tin toàn cầu cũng được Chính phủ Malaysia đặt ra với quyết tâm thực hiện bằng được việc này trong vài năm tới.

Một điển hình nữa trong lĩnh vực Chính phủ điện tử tại khu vực Châu Á là Trung Quốc. Trung Quốc hiện có hơn 103 triệu người sử dụng Internet, hầu hết ở trong độ tuổi từ 18 đến 45. Internet đã trở thành một nơi cho người dân Trung Quốc bước vào bàn bạc chuyện công việc với các quan chức Chính phủ. Ở đây người dân có thể bày tỏ chính kiến cũng như quan điểm của họ về những sự kiện quan trọng liên quan đến đất nước mình. Một số các quan chức cấp cao, thậm chí chính quyền địa phương cũng tận dụng Internet để xin ý kiến đóng góp của người dân. Cho đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng mạng lưới Chính phủ điện tử. Gần 2400 loại mẫu đơn từ, hồ sơ có thể download từ mạng cho phép thực hiện 703 loại kinh doanh cần liên hệ làm thủ tục với chính quyền. Việc thành lập công ty thông qua cổng Chính phủ điện tử cũng giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí. Ngoài ra, các Ban, ngành khác nhau ở Trung Quốc cũng có thể truy nhập lấy thông tin từ cổng chính phủ điện tử.

Nói chung, Chính phủ điện tử đã, đang và sẽ trở thành "cầu nối" giữa người dân và Chính phủ. Thông qua Chính phủ điện tử, người dân cũng như các ban, ngành có thể giảm tải được những rắc rối xung quanh vấn đề quản lý hành chính nhà nước.

Phần 3: Chính phủ điện tử ở Việt Nam

V.A
 

Ảnh trong bài
  • Chính phủ điện tử: Phần 2: Nhìn ra thế giới(16/09/2005)