Chính phủ điện tử: Phần I: Đề án 112 - bước đệm xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam (09/09/2005)

Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 (Đề án 112) là một chương trình lớn của Quốc gia được triển khai ở tất cả các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mục tiêu của Đề án là xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, thu thập và xử lý thông tin hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện hơn tạo đà cho việc xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, cho đến thời điểm vào giai đoạn cuối này, Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước vẫn đang tiến những bước chậm chạp.

Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 (Đề án 112) là một chương trình lớn của Quốc gia được triển khai ở tất cả các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mục tiêu của Đề án là xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, thu thập và xử lý thông tin hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện hơn tạo đà cho việc xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, cho đến thời điểm vào giai đoạn cuối này, Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước vẫn đang tiến những bước chậm chạp.

Bắt đầu tiến hành từ năm 2001 cho đến nay (2005), Đề án đã hoàn thành một số phần cơ bản bước đầu như xây dựng mạng cục bộ (riêng ở thành phố Hà Nội gần 100% các đơn vị, Sở, ngành, quận, huyện đã hoàn tất việc xây dựng mạng cục bộ (mạng LAN)) và đang trên giai đoạn kết nối với cổng giao dịch điện tử Hà Nội. Tuy nhiên, phần lớn các mạng cục bộ này từ khi ra đời mới chỉ kết nối vào mạng của Chính phủ (Cpnet) thông qua đường truyền ADSL chứ chưa sử dụng đường truyền băng thông rộng. Điều này đã khiến cho đường truyền thông tin của các Bộ, ngành chậm dẫn đến việc hệ thống thông tin ở các Bộ, ngành chủ yếu phục vụ cho việc trao đổi thông tin nội bộ, thông tin điều hành tác nghiệp, quản lý công văn, lịch công tác…

Theo thống kê, cho đến nay đã có hơn 92 % các Bộ, ngành và 80% các tỉnh, thành phố đã xây dựng trang thông tin điện tử (website) nhưng nhìn chung, những thông tin trên các website này vẫn tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các thông tin mà Bộ, ngành, địa phương đó cho là cần thiết chứ chưa thực sự đáp ứng những nhu cầu thông tin của người sử dụng.

Việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu ở các Bộ, ngành còn đang dở dang, có nơi còn mới để hiện trạng Trung tâm tích dữ liệu dưới dạng giấy tờ, có nơi đang xây dựng “trụ sở”. Đã thế việc chuẩn hoá dữ liệu vẫn chưa thống nhất, cơ sở dữ liệu còn phân tán, thiếu liên thông làm hạn chế việc trao đổi dữ liệu trên diện rộng dẫn đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu, trung tâm tích hợp dữ liệu gặp nhiều khó khăn.

Một trong những khía cạnh quan trọng của Đề án 112 là việc xây dựng các phần mềm dùng chung. Hiện tại có khoảng 30 đơn vị được giao xây dựng phần mềm dùng chung nhưng tất cả cũng mới chỉ dừng lại xây dựng xong phần giải pháp khả thi của 3 phân hệ điều hành tác nghiệp (Phần mềm dùng chung của Đề án có 6 phân hệ điều hành tác nghiệp và 5 ứng dụng cung ứng dịch vụ công). Có sự trì trệ này cũng là do chưa xây dựng được một quy trình quản lý hành chính chuẩn (các quy trình hiện nay vẫn đang được cải cách). Điều này dẫn đến việc chưa có cơ sở chính xác để xây dựng các phần mềm dùng chung.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sở dĩ Đề án 112 có sự chậm trễ cũng là do một số nguyên nhân chính như hệ thống hạ tầng thông tin còn thấp kém, trình độ công nghệ thông tin của các cán bộ trong cơ quan nhà nước còn hạn chế dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước yếu. Trên thực tế, không phải cứ dồn vào đầu tư cho công nghệ thông tin là có thể giải quyết mọi việc. Đầu tư nhưng cũng cần phải được sự đồng lòng hợp tác của tất cả các Ban, ngành, doanh nghiệp và cả từng người dân nữa. Bởi muốn xây dựng thành công Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước mà các đích là xây dựng Chính phủ điện tử vào năm 2010 thì phải nâng cao trình độ công nghệ thông tin của mỗi người dân và đặc biệt là của các chuyên viên trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Có như vậy mới mong hình thành được một nhà nước với những thông tin mang tính điện tử. Như vậy, công nghệ thông tin ở nước ta mới có thể hoà nhập với hệ thống công nghệ thông tin chung trên toàn thế giới.

Phần 2: Chính phủ điện tử : Nhìn ra thế giới

V.A
 

Ảnh trong bài
  • Chính phủ điện tử: Phần I: Đề án 112 - bước đệm xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam (09/09/2005)