Một Đề tài cấp thiết của Ngành

Được thành lập từ năm 1999 với chức năng ban đầu là một Ban Nghiên cứu và Biên soạn “Sơ thảo Lịch sử TDTT Việt Nam” cho đến nay đề tài “Lịch sử TDTT Việt Nam” đã trở thành một Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ đặt dưới sự quản lý khoa học của Viện khoa học TDTT và là một trong những Đề tài cấp thiết của Ngành TDTT.

Được thành lập từ năm 1999 với chức năng ban đầu là một Ban Nghiên cứu và Biên soạn “Sơ thảo Lịch sử TDTT Việt Nam” cho đến nay đề tài “Lịch sử TDTT Việt Nam” đã trở thành một Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ đặt dưới sự quản lý khoa học của Viện khoa học TDTT và là một trong những Đề tài cấp thiết của Ngành TDTT.

Tham gia thực hiện Đề tài có 10 cán bộ trong ngành TDTT: PGS.TS Mai Văn Muôn,  PGS.TS Phạm Trọng Thanh, TS. Lương Kim Chung, PGS.TS Nguyễn Xuân Sinh, PGS.TS Nguyễn Kim Minh, TS. Lê Anh Thơ, ông Trần Can, ông Lê Hoài Sơn, ông Đặng Lam Sơn và ông Nguyễn Văn Hiếu. Đồng thời Đề tài cũng nhận đươc sự trợ giúp của các chuyên gia trong lĩnh vực Lịch sử.   

Ngay từ khi mới ra đời với bản Dự thảo Đại cương đầu tiên (19/08/1999), Đề tài đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ các vị Lãnh đạo, các cán bộ trong Ngành cũng như ý kiến của các nhà Sử học. Ngay tên gọi của Đề tài “Sơ thảo Lịch sử TDTT Việt Nam” cũng đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau dựa trên quan điểm đánh giá của từng người. Có người cho rằng dùng chữ “Sơ thảo” thể hiện sự thiếu nghiêm túc, trách nhiệm trong biên soạn, cũng có người lại cho rằng nên lấy chữ “Sơ thảo” vì đây là lần đầu tiên tiến hành công việc này và cần phải thu thập ý kiến đóng góp của những người công tác trong lĩnh vực thể dục thể thao khi nào hoàn chỉnh mới chấm dứt dạng Sơ thảo. Các thành viên trong Ban Chủ nhiệm Đề tài đã làm việc hết sức mình với lòng yêu nghề, coi việc làm sử là “nhận thức quá khứ - liên hệ hiện tại – soi rọi tương lai”, mong muốn hoàn thành “Sơ thảo Lịch sử TDTT Việt Nam” một cách trung thực và chính xác.  

“Sơ thảo Lịch sử TDTT Việt Nam” gồm ba phần với định hướng nội dung: Phần thứ nhất: “Hình thành và phát triển TDTT dân tộc ở Việt Nam thời kỳ đầu dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến độc lập” do TS. Lê Anh Thơ biên soạn. Phần thứ hai: “Bảo tồn TDTT dân tộc, du nhập TDTT Phương Tây, phát triển TDTT tư bản - thực dân cũ và mới ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, Pháp - Nhật thuộc, Pháp trở lại xâm lược, Mỹ can thiệp gây chiến” do ông Nguyễn Văn Hiếu, ông Đặng Lam Sơn và ông Trần Can biên soạn.  

Riêng Phần thứ ba: “TDTT cách mạng: Khôi phục và phát triển TDTT dân tộc, tiếp thu TDTT hiện đại và hội nhập với TDTT thế giới, xây dựng nền TDTT mới XHCN từ Cách mạng tháng 8 -1945 đến nay” là phần dài nhất trong Đề tài với 6 chương do ông Trần Can, PGS.TS Nguyễn Xuân Sinh, PGS.TS Phạm Trọng Thanh, PGS.TS Mai Văn Muôn, TS. Lương Kim Chung, ông Lê Hoài Sơn, PGS.TS Nguyễn Kim Minh biên soạn. Ngoài ba phần chính còn có Phần “Mở đầu” và phần “Kết luận” do ông Nguyễn Văn Hiếu- Chủ nhiêmh Đề tài biên soạn. Theo dự kiến của Ban Chủ nhiệm Đề tài, phần thứ ba sẽ được hoàn thành và công bố vào tháng Giêng năm 2006. Đây cũng là một việc làm thiết thực chào mừng 60 năm ngày thành lập ngành. Phần thứ nhất và phần thứ hai sẽ hoàn thành vào năm 2006.  

Và tất cả chúng ta, những người công tác trong ngành thể dục thể thao cũng như tất cả những ai quan tâm đến nền TDTT Việt Nam đều hiểu rằng biên soạn “Lịch sử TDTT Việt Nam” là một việc làm cấp thiết đối với ngành TDTT. Bởi không hiểu rõ lịch sử, không hiểu rõ sự hình thành và phát triển của TDTT Việt Nam thì cũng sẽ rất khó trong việc định hướng phát triển TDTT trong tương lai. “Nhận thức quá khứ - liên hệ hiện tại – soi rọi tương lai” đó là những gì mà những người nghiên cứu, biên soạn “Sơ thảo Lịch sử TDTT Việt Nam” đã, đang và sẽ làm.

V.A

 

 

Ảnh trong bài
  • Một Đề tài cấp thiết của Ngành