Đào tạo tài năng trẻ - Vấn đề không thể xem nhẹ

Thế hệ trẻ hôm nay là ngày mai của đất nước. Vì vậy công tác đào tạo tài năng trẻ được xem là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các ngành, các đơn vị, địa phương. Những năm qua công tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ của Ngành Thể dục Thể thao đã được quan tâm và chú trọng thực hiện. Mặc dù còn nhiều vướng mắc song thành tích thi đấu của các VĐV trong thời gian qua đã phần nào thể hiện kết quả công tác này.

Thế hệ trẻ hôm nay là ngày mai của đất nước. Vì vậy công tác đào tạo tài năng trẻ được xem là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các ngành, các đơn vị, địa phương. Những năm qua công tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ của Ngành Thể dục Thể thao đã được quan tâm và chú trọng thực hiện. Mặc dù còn nhiều vướng mắc song thành tích thi đấu của các VĐV trong thời gian qua đã phần nào thể hiện kết quả công tác này.

Gần đây nhất, ngày 9 tháng 8 năm 2005, đoàn cán bộ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ dẫn đầu đã có buổi làm việc với các ban chức năng của Lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC), xung quanh “Dự án về chiến lược phát triển bóng đá tại Việt Nam (tầm nhìn Việt Nam)”. Đây là một trong nhiều hoạt động thể hiện sự nỗ lực của lãnh đạo Ủy ban Thể dục Thể thao nói chung và lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam nói riêng nhằm thúc đẩy và đưa bóng đá Việt Nam hướng tới mục tiêu ngang hàng với các cường quốc hàng đầu của Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…..Để làm được điều này thì trước mắt cần tập trung hơn nữa vào công tác tuyển chọn và đạo tạo nguồn nhân lực.

Nhìn lại các giải trẻ đã được tổ chức trong năm 2005 thấy rõ công tác đào tạo tuy đã được thực hiện nhưng còn thiếu tính thống nhất và chưa sáng tạo nên hiệu quả không như ý muốn.

Như tại giải vô địch bóng bàn trẻ Thiếu niên, nhi đồng 2005 (được tổ chức tại Hải Dương) đã tập trung số lượng VĐV tương đối lớn, 340 VĐV đến từ 24 đơn vị. Công tác chuẩn bị của các đội được đánh giá là tương đối tốt, nhiều đơn vị có thêm cả HLV ngoại và thời gian tập huấn xa nhà. Nhưng kết quả của giải đấu lại không gây nhiều ấn tượng, ngoài số ít gương mặt mới thi đấu đạt thành tích thì phần lớn HCV thuộc về các gương mặt quen thuộc của những năm trước. Những cái tên: Mai Hoàng Mỹ Trang (TP HCM), Trần Huy Bảo (TP HCM), Đức Duy (Hải Dương)………xem ra đã “khá cũ” cả về con người và lối đánh. Điều đáng buồn là một số địa phương dù có nhiều ưu thế trong công tác tổ chức đào tạo lại không thể mang về dù chỉ là một HCV của bất kỳ lứa tuổi nào. Điều này cũng có nghĩa là đội tuyển bóng bàn Việt Nam không thể có một bổ sung nào nữa cho kỳ SEA Games sắp tới.

Vấn đề này cũng đặt ra câu hỏi cho những khoảng trống ở các đội tuyển quốc gia? Phải làm sao để công tác đào tạo tài năng trẻ được thực hiện hiệu quả, xứng đáng với những gì mà Lãnh đạo Ủy ban Thể dục Thể thao quan tâm tạo điều kiện.

Phải thừa nhận công tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ ở nước ta chưa thực sự chuyên nghiệp. Nhiều địa phương còn thiếu và yếu, nhận thức của người dân về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Để giải quyết vấn đề trước mắt cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người dân ở từng đơn vị, địa phương. Công tác tuyển chọn, đào tạo cần phải được thực hiện chuyên nghiệp hơn. Đồng thời việc triển khai thực hiện tốt các đề án như “Xã hội hóa thể dục thể thao ở xã phường, thị trấn” cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo VĐV.

Hơn thế nữa, công tác bồi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ thể dục thể thao không chỉ mang ý nghĩa đối với ngành Thể dục thể thao mà còn góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Nếu công tác đào tạo tài năng trẻ được triển khai thực hiện tốt thì chắc chắn thể thao Việt nam sẽ nhanh chóng bắt nhịp với Thể thao thế giới.

TN




 

Ảnh trong bài
  • Đào tạo tài năng trẻ - Vấn đề không thể xem nhẹ