Nghệ An với đề án Phát triển phong trào thể thao miền núi bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc đến năm 2020

Kể từ khi ngành TDTT có chủ trương về việc bảo tồn và phát triển các môn thể thao cho đồng bào miền núi đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo tầng lớp nhân dân và nhất là những nhà quản lý các địa phương - những người trực tiếp chỉ đạo công tác phát triển TDTT của tỉnh. Sớm nhận biết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa tích cực của chủ trương trên, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo xây dựng đề án: Phát triển phong trào thể thao miền núi bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc miền Tây Nghệ An đến năm 2020.

Kể từ khi ngành TDTT có chủ trương về việc bảo tồn và phát triển các môn thể thao cho đồng bào miền núi đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo tầng lớp nhân dân và nhất là những nhà quản lý các địa phương - những người trực tiếp chỉ đạo công tác phát triển TDTT của tỉnh. Sớm nhận biết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa tích cực của chủ trương trên, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo xây dựng đề án: Phát triển phong trào thể thao miền núi bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc miền Tây Nghệ An đến năm 2020.

Vừa qua, đề án đã được trình bày tại cuộc họp về quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Nghệ An đến 2010 và định hướng 2020 do đ/c Huỳnh Vĩnh Ái - PCN Uỷ ban TDTT chủ trì đã nhận được sự hoan nghênh của tất cả các thành viên trong buổi họp.

Nội dung đề án đề cập tới 4 vấn đề nổi bật: Tổ chức tốt phong trào TDTT cơ sở theo các tiêu chí phát triển của ngành TDTT (số giải thi đấu thể thao trong năm, tỷ lệ người thường xuyên, số gia đình thể thao...); 100% xã, thị trấn hình thành thiết chế TDTT cấp xã gắn với chương trình 100 của Chính phủ về phát triển TDTT xã phường (2 đến 3 huyện tách trung tâm TDTT thành đơn vị sự nghiệp thuộc UBND các huyện); Tổ chức tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo 100% cán bộ chuyên trách TDTT có trình độ từ trung cấp được hưởng phụ cấp (bao gồm cả trung cấp văn hoá trong đó có 80 tiết thuộc chuyên ngành TDTT trở lên); 1/3 cán bộ TDTT cấp huyện có trình độ Cao đẳng, Đại học TDTT, 100 % hướng dẫn viên thể thao thôn bản được bồi dưỡng hàng năm; Nâng cấp và làm mới các thiết chế thể thao cấp huyện, cấp xã đảm bảo mỗi huyện có từ 1 đến 2 công trình mới (SVĐ hoặc Nhà thi đấu).

Kéo co - môn thể thao dân tộc được nhiều người yêu thích (Ảnh:TT)

Tuy nhiên, theo đ/c Lê Anh Thơ - Vụ trưởng Vụ thể thao Quần chúng: "Đề án còn bộc lộ nhiều thiếu xót khi chưa thống kê được số môn thể thao dân tộc trên địa bàn tỉnh, đâu là môn thế mạnh và các môn này thuộc những địa phương nào. Xác định được các vấn đề đó sẽ định hướng phát triển chính xác và đem lại hiệu quả cao cho đề án".

Nếu địa phương nào cũng có tinh thần chủ động như tỉnh Nghệ An, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Uỷ ban TDTT, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào những thành công mà chủ trương phát triển phong trào thể thao miền núi bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc khi nó đi vào thực thi.

Hiện nay, Uỷ ban TDTT đang xúc tiến thực hiện theo chủ trương này và dự kiến xây dựng 7 mô hình phát triển TDTT cho vùng đồng bào dân tộc, bao gồm: mô hình phát triển TDTT cho đồng bào dân tộc Tày, Thái, Mông, Mường, Chăm, Khơ me và Êđê - Gia rai. Theo đó, sẽ có 14 tỉnh được chọn để thực hiện thí điểm và Nghệ An vinh dự là 1 trong số 14 tỉnh đó.

Có thể nói, đề án phát triển phong trào thể thao miền núi bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc miền Tây Nghệ An đến năm 2020 là "cánh én báo hiệu mùa xuân", không chỉ góp phần làm đa dạng mục tiêu phát triển sự nghiệp TDTT trên cả nước, cân đối phong trào thể thao giữa miền núi với đồng bằng miền xuôi, nâng cao đời sống tinh thần cho bà con dân tộc đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tăng cường bảo vệ quốc phòng, an ninh... mà còn thúc đẩy các địa phương khác trong việc xây dựng lộ trình phát triển các môn thể thao dân tộc miền núi cho địa phương mình.

Thanh Anh

 

Ảnh trong bài
  • Nghệ An với đề án Phát triển phong trào thể thao miền núi bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc đến năm 2020