Cầu mây: Những động thái trước thềm ASIAD

Xuất hiện cách đây khoảng 500 năm tại Maylaysia, môn Cầu mây đã ngày càng phát triển và du nhập vào các nước trong khu vực. Là môn thể thao có nhiều nét tương đồng với môn đá cầu của Việt Nam. Song thay vào đó, dụng cụ thi đấu của môn Cầu mây là một quả cầu có 12 lỗ và 20 giao điểm, được làm bằng nhựa hoặc bằng mây tự nhiên (kích thước và trọng lượng quả cầu trong thi đấu của nam và nữ là khác nhau).

Xuất hiện cách đây khoảng 500 năm tại Maylaysia, môn Cầu mây đã ngày càng phát triển và du nhập vào các nước trong khu vực. Là môn thể thao có nhiều nét tương đồng với môn đá cầu của Việt Nam. Song thay vào đó, dụng cụ thi đấu của môn Cầu mây là một quả cầu có 12 lỗ và 20 giao điểm, được làm bằng nhựa hoặc bằng mây tự nhiên (kích thước và trọng lượng quả cầu trong thi đấu của nam và nữ là khác nhau).

 

Thi đấu Cầu mây được tiến hành giữa 2 đội, mỗi đội có 3 cầu thủ (trên sân) được dùng chân hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể (trừ tay từ mỏm vai trở xuống) để đỡ cầu, tấn công và chắn cầu. Mỗi đội được quyền chạm cầu 3 lần (kể cả lần chạm cầu để đưa cầu sang sân đối phương và chắn cầu). Một người được chạm cầu một, hai hoặc 3 lần liên tiếp (Trích Luật Cầu mây).

 

Mặc dù ra đời từ rất lâu, song mãi tới ASIAD 12 (tổ chức tại Hiroshima, Nhật Bản năm 1994), Cầu mây mới có tên chính thức trong danh sách các môn thi đấu tại Đại hội. 4 năm sau, Cầu mây lại có mặt ở ASIAD (Bangkok, Thái Lan), rồi lại vắng mặt ở Busan, Hàn Quốc. Nhưng theo tin từ Doha - Qatar, nước chủ nhà ASIAD 15, Cầu mây là một trong những môn thể thao chính của Đại hội. Do không phải là môn nằm trong hệ thống thi đấu Olympic nên sự có mặt của môn Cầu mây tại các Đại hội rất thất thường và đây là lần thứ 3 môn thể thao của khu vực ĐNA có tên tại sân chơi châu lục. Theo tin từ phía BTC ASIAD 2006, các VĐV sẽ tham gia thi đấu ở 3 nội dung là đội tuyển, thi đấu đôi và Regu (đồng đội). Ở nội dung đồng đội bắt buộc mỗi quốc gia tham dự sẽ có một đội gồm 3 Regu, mỗi Regu gồm 3 VĐV chính và 1 VĐV phụ. Với nội dung Regu, mỗi nước tham dự chỉ được đăng ký 3VĐV chính thức và 2 VĐV dự bị. Còn ở nội dung đôi chỉ được đăng ký 2 VĐV chính thức và 1 VĐV phụ.

Không có mặt tại ASIAD 14 (do nước chủ nhà Hàn Quốc không liệt vào danh sách các môn của Đại hội) nhưng từ đó đến nay tuyển Cầu mây Việt Nam vẫn thường xuyên tập luyện và hạ quyết tâm cao tại Đại hội lần này. Điểm qua các giải thi đấu khu vực và quốc tế thì thấy thành tích của các VĐV Cầu mây Việt Nam còn rất khiêm tốn, càng hiếm muộn hơn ở đội tuyển nam và thành tích cao nhất của Cầu mây Việt Nam là chức Vô địch khu vực của các cầu thủ nữ. Song với sự tiếp cận chưa lâu của cả khu vực thì đây đã là một thành tích đáng biểu dương, cho thấy sự đầu tư đúng hướng của Thể thao Việt Nam trong quá trình hội nhập thể thao khu vực, vươn xa tầm thế giới.

Để chuẩn bị cho cuộc tranh tài quyết liệt vào tháng cuối năm, các nước tham dự đều đang gấp rút công tác chuẩn bị Đại hội, đặc biệt là phần chuyên môn. Dự kiến thế mạnh tại môn này vẫn thuộc về các quốc gia như: Maylaysia, Philippines, Thái Lan... Tuy nhiên, sự tiến bộ nhanh chóng của một số VĐV tại các quốc gia khác cũng sẽ góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho giải đấu. Điển hình là các VĐV Cầu mây Indonesia (giành 1 HCB và 5 HCĐ tại SEA Games 23), để đạt được mục tiêu giành HCV tại Đại hội, Indonesia đã có kế hoạch tập huấn cho 18 cầu thủ tại Jakarta.

Sự có mặt của môn Cầu mây tại Đại hội lần này góp phần đẩy cao tính cạnh tranh của các quốc gia tham dự, nhất là đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thiết nghĩ, các nước đăng cai Đại hội cần đưa môn thể thao này vào danh sách thi đấu chính thức, thường xuyên của Đại hội, theo đúng tinh thần hội nhập của thể thao châu lục.

 NTH

Ảnh trong bài
  •  Cầu mây: Những động thái trước thềm ASIAD