Nét mới trong đề án phát triển sự nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến 2020 của Thể thao Bình Dương

Để có cái nhìn tổng quát về phong trào TDTT Tỉnh Bình Dương trong nhiều năm qua (cả về thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao), nhằm đưa ra chiến lược phát triển lâu dài cho thể thao Tỉnh, Hội thảo quy hoạch phát triển ngành TDTT Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng đến 2020 vừa được tổ chức tại Sở TDTT Bình Dương đã thu hút sự quan tâm và góp ý tích cực của tập thể cán bộ Sở, lãnh đạo Trường Đại học TDTT II và Trung tâm HLTT Quốc gia II - đơn vị trực tiếp xây dựng và chỉ đạo đề án này.

Các thành viên đóng góp ý kiến cho đề án tại Hội thảo (Ảnh:NTH)
Để có cái nhìn tổng quát về phong trào TDTT Tỉnh Bình Dương trong nhiều năm qua (cả về thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao), nhằm đưa ra chiến lược phát triển lâu dài cho thể thao Tỉnh, Hội thảo quy hoạch phát triển ngành TDTT Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng đến 2020 vừa được tổ chức tại Sở TDTT Bình Dương đã thu hút sự quan tâm và góp ý tích cực của tập thể cán bộ Sở, lãnh đạo Trường Đại học TDTT II và Trung tâm HLTT Quốc gia II - đơn vị trực tiếp xây dựng và chỉ đạo đề án này.

Đây là buổi Hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến cho kế hoạch thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo của đề án. Đề cương của đề án đã được xây dựng chi tiết và công phu cho từng giai đoạn thực hiện (bao gồm cả việc nhận định về bối cảnh kinh tế xã hội của Bình Dương, quá trình phát triển sự nghiệp TDTT Bình Dương trong 20 năm trở lại đây, các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố phong trào TDTT, một số chỉ tiêu và điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của Thể thao Bình Dương trong nhiều năm tới, các biện pháp và kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển ngành đến năm 2015 và định hướng đến 2020....).

Đặc biệt, tiêu chí để đánh giá sự phát triển của TDTT bằng tài sản sự nghiệp (sản nghiệp) đã đặt ra nhiều thách thức mới. Hiện nay, tại các nước có nền thể thao phát triển mạnh đều sử dụng tiêu chí đánh giá này để đánh giá sự phát triển của phong trào tập luyện TDTT (chỉ còn Trung quốc và Việt Nam vẫn sử dụng tiêu chí đánh giá là số người tập luyện thường xuyên trên tổng số dân). Song theo như TS Lâm Quang Thành thì việc sử dụng tiêu chí này còn mới mẻ nên rất khó thực hiện và hy vọng trong tương lai gần Thể thao Việt Nam sẽ áp dụng tiêu chí này để đánh giá mức độ phát triển của phong trào tập luyện TDTT.

Việc điều tra thực trạng cũng như thu thập các số liệu về phong trào tập luyện thể thao tại từng xã, huyện, dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn. Song đây là công việc hết sức quan trọng bởi đánh giá hiện trạng càng chi tiết, chính xác thì tính khả thi của đề án càng cao. Chính điều này cũng đặt ra yêu cầu lớn cho ban xây dựng đề án và Sở TDTT Bình Dương trong việc phối hợp tổ chức thực hiện giữa các trưởng tiểu ban với những người phụ trách công tác thể thao tại cơ sở.

Ông Nguyễn Phú Yên, Giám đốc Sở TDTT Bình Dương đã đưa ra ý kiến chỉ đạo và quán triệt nhiệm vụ tới từng thành viên để việc quy hoạch sớm hoàn thành đúng thời hạn (2/2007). Với bản đề cương chi tiết dưới sự điều hành một cách khoa học của các lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm cùng sự hưởng ứng tích cực của tập thể cán bộ Sở sẽ tạo đà cho Thể thao Bình Dương ngày càng phát triển, từng bước thực hiện mục tiêu đề ra và đến năm 2020 sẽ trở thành một trong những Tỉnh có phong trào thể thao phát triển mạnh nhất khu vực miền Đông Nam Bộ.

NTH 



 

Ảnh trong bài
  • Nét mới trong đề án phát triển sự nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến 2020 của Thể thao Bình Dương