TDTT Hà Giang: 15 năm xây dựng và trưởng thành

Trong 15 năm qua, TDTT Hà Giang luôn được sự quan tâm sâu sắc tạo mọi điều kiện của Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự hướng dẫn chỉ đạo của Ủy ban Thể dục thể thao Việt Nam, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, huấn luyện, vận động viên toàn ngành từ tỉnh đến huyện đã đoàn kết thống nhất vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hoà chung với sự phát triển của sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam, ngành Thể dục thể thao tỉnh Hà Giang cũng từng bước trưởng thành và phát triển về mọi mặt. Còn nhớ cách đây 15 năm, khi mới tái lập tỉnh Hà Giang (năm l991), số cán bộ công tác trong ngành Thể dục Thể thao của tỉnh chỉ có 12 người, trong đó có 5 Đại học, 7 Trung cấp; công tác Tổ chức Cán bộ còn chung với Sở Văn hoá - thông tin; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; số người tập luyện TDTT thường xuyên chỉ có 4% dân số.

Thấy được những khó khăn trước mắt và để có hướng phát triển lâu dài, nên tháng 5/1998, Sở Thể dục thể thao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 15/4/1998, UBND tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 444/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn bộ máy Sở Thể dục thể thao Hà Giang. Ngày 6/5/1998 Sở Thể dục thể thao chính thức đi vào hoạt động, đến nay Sở Thể dục thể thao đã có 36 biên chế, trong đó, Văn phòng Sở l6 cán bộ, Trung tâm Thể dục thể thao 20. Trình độ chuyên môn: Cao học 01 ; Đại học 24; Trung cấp công nhân kỹ thuật l l, trong đó 4 cán bộ hợp đồng.

Trong 15 năm qua, TDTT Hà Giang luôn được sự quan tâm sâu sắc tạo mọi điều kiện của Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự hướng dẫn chỉ đạo của Ủy ban Thể dục thể thao Việt Nam, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, huấn luyện viên, vận động viên toàn ngành từ tỉnh đến huyện đã đoàn kết thống nhất vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao đã được đầu tư và đưa vào hoạt động có hiệu quả; sân vận động thị xã Hà Giang, nhà thi đấu, sân vận động các huyện, thị... đã được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp trên cơ sở hiện có, nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện và tổ chức các hoạt động TDTT. Công tác xã hội hoá được triển khai rộng khắp địa bàn, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tự bỏ vốn để đầu tư các công trình phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao như: Công ty TNHH Sơn Lâm, Hùng Cường, Thanh Hà Vị Xuyên, Công ty TNHH Sông Lô thị xã Hà Giang, Công ty TNHH 108 Bắc Quang…

Nhờ được quan tâm và đầu tư đúng mức, nên phong trào thể dục thể thao quần chúng đã có những bước phát triển vững chắc và sâu rộng đến các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Các câu lạc bộ đã được thành lập và đi vào hoạt động, cả về số lượng và chất lượng, chỉ số hoạt động năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2001, có 94.620 người tập thể thao thường xuyên và 105 câu lạc bộ, 567l gia đình thể thao…đến năm 2005, số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 122.400 người đạt 17% dân số, 153 câu lạc bộ và 8.588 gia đình thể thao.

Thể thao Hà Giang tham gia các giải với Trung ương đã đạt được những thành tích đáng kể. Đặc biệt đội bóng đá thiếu niên đạt huy chương vàng toàn quốc năm 2002, đội bóng đá nhi đồng đạt huy chương đồng toàn quốc năm 2001. VĐV người khuyết tật tỉnh Hà Giang là thành viên đoàn VĐV người khuyết tật Việt Nam dự PaRa Games 2 đạt l HCV, l HCĐ.

Năm 2005, thể thao Hà Giang tham gia giải thể thao các dân tộc thiểu số khu vực l tại Tuyên Quang giành 02 HCĐ, xếp thứ 5/19 đoàn tham gia; tham gia giải cầu lông trung cao tuổi toàn quốc tại Cao Bằng giành 02 HCĐ; tham gia giải thể thao người khuyết tật toàn quốc tại Hà Nội giành 12 huy chương các loại, trong đó có l HCV, 5 HCB, 6 HCĐ. Đặc biệt, SEA Games 23 tại Philippines, VĐV của tỉnh Hà Giang giành l HCĐ. Cũng trong năm 2005, Sở Thể dục thể thao đã phối hợp với các ngành, đơn vị tổ chức 24 giải thể thao và tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứ V-2005, gồm 8 môn thi đấu với 19 nội dung, tổng số 1200 VĐV tham gia. Qua đó cho thấy, phong trào thể dục thể thao đã phát triển rộng khắp và hoạt động có chiều sâu.

Từ những kết quả đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục thể thao giai đoạn 2005-2015 và thể thao thành tích cao giai đoạn 2005-20l5. Đây là cơ sở để thể dục thể thao Hà Giang phát triển toàn diện. Ghi nhận những thành tích của ngành Thể dục thể thao Hà Giang trong những năm qua, Uỷ ban Thể dục thể thao đã tặng cờ thi đua xuất sắc 5 năm (2000-2005). Năm 2006 là năm có nhiều sự kiện trọng đại, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X sắp diễn ra tại thủ đô Hà Nội, Sở TDTT Hà Giang đi đôi với việc chuẩn bị lực lượng VĐV tham gia Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V-2006, sẽ triển khai chiến lược phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao của tỉnh tới các ngành, các huyện, thị và cơ sở. Điều đó vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của những người làm công tác TDTT Hà Giang. Xác định rõ nhiệm vụ, nên toàn thể cán bộ, công chức phấn đấu thi đua lập nhiều thành tích, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh đã đề ra. Trước mắt, Sở TDTT Hà Giang tập trung làm tốt công tác tuyển chọn và huấn luyện để tham gia Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2006 đạt thành tích tốt nhất.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, xin chúc cho những người làm công tác TDTT Hà Giang đạt được nhiều thành tích hơn nữa, góp phần đưa sự nghiệp TDTT của tỉnh vươn lên tầm cao mới.

Quang Mạnh


 

Ảnh trong bài
  • TDTT Hà Giang: 15 năm xây dựng và trưởng thành