Thể Thao Hà Nội với sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao

Là một thành phố anh hùng, thành phố vì hoà bình, ngành TDTT Thủ đô đã xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời phát triển nền TDTT xã hội chủ nghĩa theo hai nhiệm vụ chính trị sau: Phát triển ngày càng sâu rộng phong trào TDTT quần chúng, đưa TDTT đến cho mọi người; nâng cao sức khoẻ toàn dân, nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao; phấn đấu là một đơn vị đi đầu về TDTT trong cả nước, để đưa TDTT của Hà Nội cũng như thể thao Việt Nam toả sáng đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới ở khu vực và châu lục.

Sở TDTT đã tổ chức thành công nhiều giải cho thanh thiếu niên (Ảnh: NTH)
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội…ngành TDTT Hà Nội cũng đã có được nhiều thành tích rất đáng trân trọng. TDTT thủ đô đã xây dựng, mở rộng, phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và hệ thống đào tạo VĐV ngày một đầy đủ và hoàn thiện.

Là một thành phố anh hùng, thành phố vì hoà bình, ngành TDTT Thủ đô đã xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời phát triển nền TDTT xã hội chủ nghĩa theo hai nhiệm vụ chính trị sau: Phát triển ngày càng sâu rộng phong trào TDTT quần chúng, đưa TDTT đến cho mọi người; nâng cao sức khoẻ toàn dân, nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao; phấn đấu là một đơn vị đi đầu về TDTT trong cả nước, để đưa TDTT của Hà Nội cũng như thể thao Việt Nam toả sáng đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới ở khu vực và châu lục.

Thành công lớn nhất trong công tác phát triển phong trào thể thao quần chúng Thủ đô là có sự chuyển biến sâu sắc nhận thức về công tác TDTT trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đối tượng học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức, quần chúng lao động. Nhiều hoạt động thể thao được tổ chức với chất lượng chuyên môn cao như: Đi bộ buổi sáng, thể dục dưỡng sinh, các CLB võ, Thể hình, Quần vợt, Bóng bàn, Bóng đá…ngày càng được phát triển rộng. Hà Nội luôn đi đầu về sáng tạo, phát triển các mô hình thể thao quần chúng, và giữ vững truyền thống là lá cờ đầu của cả nước về TDTT. Nhiều địa phương đã học tập các mô hình xã hội hoá thể thao của Hà Nội như: Cụm văn hoá TDTT, CLB sức khoẻ ngoài trời, trường năng khiếu TDTT thanh, thiếu niên nghiệp dư, hội khoẻ măng non, hội khoẻ thanh niên, giải chạy Báo Hà Nội mới, giải đua xe đạp Hồ Gươm, đi bộ thể thao quần chúng, CLB thể thao cho người khuyết tật…

Hà Nội còn là địa phương dẫn đầu trong cả nước trong việc du nhập và phát triển các môn thể thao mới phục vụ quần chúng nhân dân tập luyện, vui chơi và giải trí. Với 30 năm, khôi phục và phát triển, tính đến nay trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 50 nội dung và môn thể thao để mọi đối tượng lựa chọn tập luyện như: Thể dục tay không, thể dục với gậy, Thái cực quyền , Thái cực kiếm, quạt mộc lan, bala chuỳ, bóng chuyền hơi, bóng cửa, thể dục hồi xuân… Ngoài ra, còn có gần 10 môn thể thao dành cho người khuyết tật tập luyện. TDTT đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của quảng đại quần chúng ngày càng phát triển về quy mô, phong phú về hình thức hoạt động, có tác dụng nâng cao sức khoẻ, tạo lối sống lành mạnh văn minh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát triển và bồi dưỡng đào tạo các tài năng trẻ cho thủ đô.

Song song với việc xây dựng, phát triển phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao là một nội dung quan trọng có tính chiến lược lâu dài. Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND, Uỷ ban TDTT, TDTT Thủ đô Hà Nội luôn giữ vững là một trung tâm lớn đào tạo các VĐV thể thao đỉnh cao của cả nước. Đến nay Hà Nội đã khôi phục và phát triển mới 30 môn và nội dung, trong đó có nhiều môn thể thao đã có vị trí cao. Năm 2002, Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV, đoàn thể thao Hà Nội đã dẫn đầu cả nước với tổng số 333 huy chương, trong đó có 151 HCV, 86 HCB, 96 HCĐ. Năm 2003 tại SEA Games 22 và ASEAN Para Games 2, Hà Nội được giao trọng trách tổ chức thi đấu 14 trên tổng số 32 môn thi đấu tại SEA Games 22 và toàn bộ ASEAN Para Games 2. Các VĐV của Hà Nội tại SEA Games 22 đã giành được 88 HCV, góp phần cho đoàn thể thao Việt Nam giành vị trí nhất toàn đoàn. Chỉ tính riêng năm 2004 ngành TDTT Hà Nội đã giành được 1493 huy chương các loại, có 308 VĐV đạt cấp 1.

Với ưu thế là thủ đô của một nước, TDTT Hà Nội đã hợp tác, giúp đỡ các tỉnh, thành, ngành trong cả nước cùng phát triển TDTT đặc biệt là thể thao thành tích cao. Hơn 20 tỉnh, thành, ngành của khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam, đều nhận được sự giúp đỡ của ngành TDTT Hà Nội dưới các hình thức: sử dụng miễn phí cơ sở vật chất về ăn, ở , tập luyện, hỗ trợ chuyên gia, HLV, tổ chức thi đấu cọ xát, tích luỹ kinh nghiệm…. Để phát triển phong trào TDTT lên tầm cao mới, ngoài việc triển khai có hiệu quả việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, Hà Nội còn phải tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, HLV giỏi và coi trọng công tác quản lý, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và giáo dục đạo đức với VĐV. Đồng thời duy trì các lớp năng khiếu nhằm góp phần đào tạo, tìm kiếm nhiều VĐV trẻ có tài năng cho đội tuyển của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.

Thu Hương 


 

Ảnh trong bài
  • Thể Thao Hà Nội với sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao