Phấn đấu vượt chỉ tiêu 5 HCV tại ASIAD 15

Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 15 sẽ chính thức diễn ra tại Doha, Qatar từ ngày 1 đến 15/12/2006, với sự tham dự của hơn 10.000 VĐV đến từ các quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Đây là kỳ Đại hội thu hút số lượng VĐV lớn nhất từ trước tới nay, bởi nước chủ nhà Qatar đã tạo mọi điều kiện thuận lợi (chi trả toàn bộ phí ăn, ở và một phần vé máy bay cho các đoàn).

Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 15 sẽ chính thức diễn ra tại Doha, Qatar từ ngày 1 đến 15/12/2006, với sự tham dự của hơn 10.000 VĐV đến từ các quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Đây là kỳ Đại hội thu hút số lượng VĐV lớn nhất từ trước tới nay, bởi nước chủ nhà Qatar đã tạo mọi điều kiện thuận lợi (chi trả toàn bộ phí ăn, ở và một phần vé máy bay cho các đoàn).

Chỉ tiêu giành 5 HCV

Đoàn Việt Nam tham dự ASIAD 15 với 354 thành viên, trong đó có 247 VĐV, tranh tài ở 27 môn và phân môn: Judo (6), Cử tạ (7), Xe đạp (4), Bóng đá nam (20), Thể dục dụng cụ (7), Rowing (10), Bóng đá nữ (18), Bơi (3), Bóng bàn (8), Bắn súng - Bắn đĩa bay (27), Thể dục Thể hình (6), Cầu lông (4), Teakwondo (13), Billiard - Snooker (9), Golf (4), Điền kinh (12), Bóng chuyền (12), Karatedo (8), Cầu mây (16), Vật (8), Boxing (5), Wushu (9), Canoeing (9), Cờ vua (3), Kiếm (11), Nhảy cầu (4) và Tennis (4). Với lực lượng như trên, đoàn thể thao Việt Nam có số lượng VĐV tham dự Đại hội Thể thao Châu Á đứng thứ 2 Đông Nam Á (sau Thái Lan).

Mặc dù, chỉ tiêu đặt ra tại ASIAD lần này là 5 HCV (ở các nội dung thế mạnh như: Cử tạ, Judo, Bắn súng, Đua thuyền...) nhưng theo đánh giá của giới chuyên môn, khả năng giành từ 8 - 9 HCV là điều hoàn toàn có thể, vì nhiều môn như Karatedo, Billiard - Snooker.. của Việt Nam đang sở hữu những VĐV mạnh hàng đầu khu vực. Việc giành được 8 - 9 HCV còn đồng nghĩa với việc cải thiện vị trí thứ 15 của đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ Đại hội trước.

Khó khăn hiện hữu

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của các VĐV Việt Nam trước khi tham dự ASIAD 15 là vấn đề kinh nghiệm. Mặc dù, được tham dự rất nhiều các giải đấu, song các VĐV của chúng ta ít có cơ hội được cọ xát với các VĐV có trình độ cao trên thế giới. Hơn nữa, ASIAD là một sân chơi lớn, quy tụ nhiều VĐV tên tuổi (ước tính có khoảng 80 nhà Vô địch thế giới và Olympic tham dự Đại hội lần này). Trong khi đó, đoàn thể thao Việt Nam chỉ có khoảng 50 - 60 VĐV có trình độ ASIAD và con số có khả năng giành HCV không nhiều. Một số VĐV chủ chốt của chúng ta không thể tham dự giải đấu, phần vì chấn thương, phần do phải tham gia học tập cũng là một trong những khó khăn của thể thao Việt Nam.

Tự tin chiến thắng

Khó khăn luôn thường trực, cố gắng vượt qua để đạt được mục tiêu được thể hiện qua tinh thần hăng say tập luyện của các VĐV tại các đội tuyển quốc gia. Để chuẩn bị cho cuộc tranh tài này, Uỷ ban TDTT đã quyết định cử các VĐV ở hầu hết các môn đi tập huấn, tham dự các giải đấu lớn trong và ngoài nước như: đội tuyển Thể dục, Bóng bàn, Rowing, Bóng ném.. đi tập huấn tại Trung Quốc; đội tuyển Golf tập huấn tại Thái Lan; Cử tạ tham dự giải Vô địch thế giới tại Dômnica...

Thậm chí, để làm quen với những điều kiện khách quan như múi giờ, khí hậu, đi lại, dinh dưỡng... của nước chủ nhà Qatar, nhiều đội tuyển đã có những thay đổi phù hợp, áp dụng vào quá trình tập luyện nhằm chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho giải đấu.

Có thể nói hy vọng giành kết quả cao tại Đại hội còn nhiều thách thức, nhưng sự cố gắng, nỗ lực của tập thể HLV, VĐV và những nhà quản lý thật đáng ghi nhận. Và tham dự một sân chơi lớn như Đại hội thể thao Châu Á là vô cùng cần thiết, tạo đà phát triển cho thể thao Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Phấn đấu đến 2010, chiếm lĩnh và khẳng định vị thế tại đấu trường ASIAD. Nhưng giai đoạn 2010 - 1015 và định hướng đến 2020 phải là Olympic.

Xuân Nhi
 



Ảnh trong bài
  •  Phấn đấu vượt chỉ tiêu 5 HCV tại ASIAD 15