Cầu mây: Singapore và Iran có khả năng xin rút lui

Singapore và Iran có khả năng sẽ không tham gia ASIAD ở môn Cầu mây. Điều này tạo điều kiện cho Malaysia có cơ hội ít nhất giành được tấm HCB ở nội dung regu và đồng đội.

Singapore và Iran có khả năng sẽ không tham gia ASIAD ở môn Cầu mây. Điều này tạo điều kiện cho Malaysia có cơ hội ít nhất giành được tấm HCB ở nội dung regu và đồng đội.

Tuy nhiên, để làm được điều này, trước tiên, Malaysia phải vượt qua được các đối thủ trong bảng B gồm: Myanmar, Ấn Độ, Nhật Bản. Đội tuyển Cầu mây Thái Lan cũng sẽ phải gặp các đội Hàn Quốc, Iran và Indonesia tại bảng A. Ở nội dung đồng đội, Malaysia sẽ gặp các đội Myanmar, Philippines, Iran và Ấn Độ trong khi đó, ở bảng B gồm các đội Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam.

Ở nội dung đôi, Malaysia nằm ở bảng B với các đội Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn độ, Philippines và ở bảng A là Nhật Bản, Việt Nam, Myanmar và Indonesia.

Theo HLV trưởng đội tuyển Cầu mây Malaysia, ông Jamaluddin Hassan: “Nếu mọi chuyện tiến triển thuận lợi, đội chúng tôi sẽ gặp đội Thái Lan ở trận Chung kết nội dung regu và Inter-regu. Chúng tôi vừa nhận được tin hai đội Iran và Singapore đã quyết định rút khỏi ASIAD”

Malaysia hy vọng giành được HCV ở nội dung Regu. Toàn đội Cầu mây sẽ bắt đầu khởi hành tới Doha vào ngày thứ sáu nhưng do đi bằng tàu hoả nên chỉ có thể tới địa điểm chính vào ngày 28/11. Đội tuyển Cầu mây Malaysia bao gồm 15 VĐV và 4 quan chức.

HLV Jamaluddin Hassan tiết lộ: “Chúng tôi hy vọng sẽ gặp đội Thái Lan ở trận chung kết một lần nữa nếu chúng tôi đứng ở tốp đầu của bảng đấu. Theo những gì mà tôi được biết Thái Lan cũng đã quyết định cử đội Cầu mây với thành phần như đội đã từng giành HCV tại Busan. Tuy nhiên, với những gì chúng tôi đã chuẩn bị, chúng tôi không quá lo lắng về vấn đề này ”

Quá trình chuẩn bị của đội tuyển Cầu mây Malaysia đã được bắt đầu từ năm 2003 và thành quả của những sự chuẩn bị này chính là các VĐV tài năng như Mohammad Futra Ghani, Mohd Normanizam và Mohd Zulkarnian - những người đã chấm dứt 12 năm không giành được tấm HCV nào kể từ SEA Games được tổ chức tại Manila.

HLV Jamaluddin Hassan nói: “Tôi không thể tiết lộ chi tiết được vì những lý do kỹ thuật, nhưng chúng ta có trong tay một đội hình mạnh ở cả nội dung regu và đồng đội. Chúng ta đã có 6 trận gặp các CLB của Thái Lan ở giải Langkawi và các VĐV của chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm rất tốt cho bản thân”.

Malysia đã giành được 2 HCV tại ASIAD Bắc Kinh năm 1990, khi môn thể thao này lần đầu tiên đưa vào chương trình thi đấu. Ở Busan 4 năm sau đó, Malaysia giành được 1 HCB nội dung đồng đội và HCĐ ở nội dung đội tuyển. Đội trưởng đội tuyển Cầu mây Malaysia - VĐV Mohammad Futra cũng tin tưởng vào sự chuẩn bị sẵn sàng của đội mình cho những thử thách tới tại Doha. “Chúng tôi sẽ tới Doha sớm để làm quen với khí hậu tại đó”. Mohammad Futra là người đảm nhận vai trò phát cầu và là người duy nhất có khả năng thực hiện những cú phát cầu ăn điểm trực tiếp. Lần gần đây nhất, Malaysia giành HCV môn Cầu mây là tại ASIAD 1994 tổ chức tại Hiroshima - Nhật Bản khi họ giành thắng lợi trong trận chung kết ở nội dung đồng đội và đội tuyển

Biên dịch T.Dương (theo www.nst.com.my)
 

Ảnh trong bài
  • Cầu mây: Singapore và Iran có khả năng xin rút lui