Thái Nguyên: đẩy mạnh công tác phối hợp chỉ đạo hoạt động TDTT.

Đối với lực lượng cán bộ, công nhân, viên chức - lao động phong trào TDTT cùng không ngừng được phát triển sâu rộng. Đã có nhiều giải thể thao, thi đấu giao lưu, giao hữu giữa các đơn vị như: giải Bóng bàn, Cầu lông, Bóng chuyền... Qua đó, tuyển chọn những đội mạnh tham gia các giải đấu của tỉnh. Hiện nay, đã có 300 CLB TDTT của các ngành, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy được thành lập.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng, ngành TDTT Thái Nguyên từng bước triển khai và thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể  trên địa bàn tỉnh như: Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ chỉ huy quân sự, Công an, Báo Thái Nguyên, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc...

Với khẩu hiệu "mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để tập luyện, phong trào TDTT quần chúng tại Thái Nguyên đã, đang và ngày càng phát triển. Sự nhận thức đúng đắn về TDTT giúp người dân tự giác tập luyện, rèn luyện thân thể để có sức khoẻ, nâng cao hiệu quả lao động và học tập. Các hoạt động TDTT quần chúng ngày càng phong phú, đa dạng và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Một con số cụ thể, điển hình như trong năm 2006, số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt gần 20% dân số; số gia đình thể thao đạt 11,5%; tỷ lệ xã, phường thị trấn có phong trào TDTT thường xuyên đạt 65% và có 75%  xã, phường thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh dành đất cho hoạt động TTDT. Hiện toàn tỉnh có trên 800 Câu lạc bộ TDTT hoạt động thường xuyên; 100% số trường thực hiện tốt các nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh; 85% các trường đảm bảo tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá...  Số liệu trên phần nào cho thấy công tác đầu tư, phát triển phong trào TDTT của Thái Nguyên đã được chú trọng đầu tư.

Mặc dù công tác phối hợp, chỉ đạo hoạt động tuy còn gặp nhiều khó khăn, song cơ bản ngành TDTT Thái Nguyên đã cùng các ngành bám sát những nội dung đã được ký kết trong kế hoạch liên tịch để phối hợp tổ chức, chỉ đạo nhằm thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng. Cụ thể như việc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các giải Bóng đá trẻ, thiếu niên, nhi đồng, giải Cờ vua, Cờ tướng...; tổ chức tập huấn hai đội bóng đá thiếu niên và nhi đồng để tham gia Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 2008; chỉ đạo các trường xây dựng các CLB một môn hoặc nhiều môn (hiện nay đã có 156 CLB); đặc biệt là tổ chức thành công Hội khoẻ Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ X... Những hoạt động trên có ý nghĩa vô cùng lớn lao, thực sự là ngày hội thể thao của tuổi trẻ học đường.

Không những vậy, đối với lực lượng cán bộ, công nhân, viên chức - lao động phong trào TDTT cùng không ngừng được phát triển sâu rộng. Đã có nhiều giải thể thao, thi đấu giao lưu, giao hữu giữa các đơn vị như: giải Bóng bàn, Cầu lông, Bóng chuyền... Qua đó, nhằm tuyển chọn những đội mạnh tham gia các giải đấu của tỉnh. Hiện nay, đã có 300 CLB TDTT của các ngành, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy được thành lập.

Phong trào TDTT trong các lực lượng vũ trang cũng đạt được kết quả đáng khích lệ với 100% quân số đạt yêu cầu, trong đó 85% xếp loại khá giỏi. Bên cạnh đó các hoạt động TDTT như: thi đấu giao lưu giải Bóng đá nữ, tổ chức giải Bóng chuyền, Cầu lông hay Hội khoẻ nông dân... cũng diễn ra sôi nổi. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nông dân tham gia tập luyện TDTT để nâng cao sức khoẻ, phục vụ lao động sản xuất được triển khai thường xuyên đã mang lại kết quả đưa các hoạt động TDTT ở Nông thôn từng bước đi vào nề nếp. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 27.152 hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận "Gia đình thể thao", và hơn 200 CLB TDTT của nông dân hoạt động thường xuyên...

Với kết quả trên có thể khẳng định, sự phối hợp hoạt động giữa ngành TDTT Thái Nguyên với các ngành đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng trên toàn tỉnh.

 

KT - K.Hà

Ảnh trong bài
  • Thái Nguyên: đẩy mạnh công tác phối hợp chỉ đạo hoạt động TDTT.