Ngành TDTT Vĩnh Phúc: tập trung phát triển toàn diện hướng tới Đại hội TDTT toàn quốc lân thứ VI - 2010

Đặc biệt, công tác XHH đã đạt được những thành công, bước đầu hình thành một số sân bãi tiêu chuẩn quốc gia do Doanh nghiệp đầu tư xây dựng như: sân Golf Tam Đảo, Đầm Vạc, nhiều Doanh nghiệp khác đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng các công trình thể thao như công ty TNHH Sông Hồng Thủ Đô (thành Phố Vĩnh Yên ) xây dựng 01 bể bơi ,04 sân quần vợt, công ty Hoàng Vân (Thị Xã Phúc Yên ) xây dựng 01 bể bơi và hai sân quần vợt...

Sau hơn 15 năm (1997 Vĩnh Phúc được tách ra từ Vĩnh Phú) xây dựng, cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung, sự nghiệp TDTT của Vĩnh Phúc đã, đang ngày càng có những bước tiến vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển.

Với mục tiêu phát triển toàn diện, tạo nền tảng cho phát triển lâu dài, bền vững, trước mắt là hướng tới mục tiêu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI - 2010, ngành TDTT Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động TDTT hướng về cơ sở, thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" gắn với Đại hội TDTT các cấp lần thứ VII. Qua đó đã thu hút nhiều đối tượng tham gia, khơi dậy niềm đam mê, thói quen rèn luyện thân thể trong quần chúng nhân dân. Tính đến hết năm 2007, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 21,75%, số gia đình thể thao là 12,4%, duy trì hoạt động 245 CLB TDTT. Phong trào tập luyện TDTT trong CNVC luôn được các cấp lãnh đạo, Công đoàn cơ sở quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi, xây dựng cơ sở vật chất nhằm khuyến khích CNVC tham gia tập luyện TDTT. Với khẩu hiệu mỗi người chọn cho mình một môn thể thao phù hợp, đã thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT trong cán bộ CNVC ngày càng tăng và đi vào nề nếp. Phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang được duy trì thường xuyên, tỷ lệ chiến sĩ đạt danh hiệu "chiến sĩ khoẻ" là 100%.

Phong trào TDTT trong khối trường học tiếp tục được khẳng định và có định hướng phát triển, ngành TDTT đã phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục - Đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Nhà trường, thông qua đó các  hoạt động TDTT trong trường học đã trở thành nề nếp và đạt hiệu quả, nhiều cuộc thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên cũng mở các lớp tập huấn chuyên môn cho giáo viên TDTT được tổ chức thường xuyên. Do vậy, công tác giáo dục thể chất trong các trường đạt 91,28%, số trường đảm bảo chương trình ngoại khoá có nề nếp đạt 49,59%...

Bên cạnh đó, ngành TDTT đã tích cực phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh thực hiện công tác xã hội hoá TDTT. Chủ trương đó đã đem lại những hiệu quả rõ rệt, các công trình TDTT như: sân chơi ,bãi tập ở cơ sở ngày càng được mở rộng và ra tăng về số lượng cũng như chất lượng.

Trong năm qua, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền và của ngành TDTT, Vĩnh Phúc đã đăng cai tổ chức thành công các giải thể thao như: giải Vô địch Bóng chuyền các CLB nữ châu Á cúp VTC - Salonpas, giải Quần vợt sông Hồng Vĩnh Phúc mở rộng lần thứ II, giải Quần vợt Doanh nhân Vĩnh Phúc lần thứ I... Các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh XHH, kêu gọi được sự ủng hộ, tài trợ kinh phí của các doanh nghiệp như: Thị xã Phúc Yên, huyện Mê Linh (Doang nghiệp Duy Hiến tài trợ cho đội Bóng đá, Bóng bàn, CLB Cầu lông Quyết Thắng), thành Phố Vĩnh Yên thành lập CLB Bóng đá tuổi trẻ...

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quy hoạch đất dành cho các hoạt động TDTT được quan tâm chú trọng; tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng khu liên hợp thể thao tỉnh; xây dựng khu đào tạo VĐV (17ha) từ nay đến năm 2010; tạo điều kiện về ăn ở và nơi tập luyện của VĐV. Về đất dành cho TDTT đến nay có 65 xã, phường ,thị trấn (đạt 42,2%) và 198 thôn ,khu phố (đạt 14,1%) đã giành đất cho TDTT. Tổng diện tích đất trong toàn tỉnh đã dành cho TDTT hiện nay là 94,5ha đạt 11% so với mục tiêu của Nghị quyết số 07/2005/NQ-HĐND ngày 22/07/2005. Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thi đấu TDTT cơ bản đảm bảo, với 01 NTĐ đạt tiêu chuẩn quốc tế,13 nhà tập luyện TDTT, 01 SVĐ có bậc bệ, đường chạy, 05 SVĐ cấp huyện, 130 sân bóng đá (xã, phường ,thị trấn ),1106 sân cầu lông, 548 sân bóng chuyền, 40 sân quần vợt, 710 bàn bóng bàn và một số bãi khác phục vụ tập luyện và thi đấu TDTT phong trào.

Đặc biệt, công tác XHH đã đạt được những thành công, bước đầu hình thành một số sân bãi tiêu chuẩn quốc gia do Doanh nghiệp đầu tư xây dựng như: sân Golf  Tam Đảo, sân Golf Đầm Vạc, nhiều Doanh nghiệp khác đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng các công trình thể thao như công ty TNHH Sông Hồng Thủ Đô (thành Phố Vĩnh Yên ) xây dựng 01 bể bơi ,04 sân quần vợt, công ty Hoàng Vân (Thị Xã Phúc Yên ) xây dựng 01 bể bơi và hai sân quần vợt...

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển TDTT trên địa bàn tỉnh từ nay đến 2010, nghành TDTT đã chủ động tham mưu giúp HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Nghị quyết số 25/2007NQ-HĐND ngày 19/12/2007 về chính sách đối với HLV, VĐV và chế độ chi tiêu cho các giải thi đấu thể thao; duy trì tập huấn thường xuyên 11 đội tuyển với 150 VĐV tập trung ở các môn: Cầu lông, Điền kinh, Penkatsilat, Karatedo,Wushu, Bóng đá, Bắn súng, Bắn nỏ, Bóng chuyền nam, Quần vợt, Vật dân tộc; tiếp tục nâng cao công tác tuyển chọn và đào tạo các lớp năng khiếu...

Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, sự thay đổi về nhân sự (do sự sáp nhập giữa Sở VH, TT với Sở TDTT, Sở Du lịch thành Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) nhưng với những giải pháp đồng bộ và thiết thực phù hợp với điều kiện của địa phương, sự đoàn kết của toàn ngành, Vĩnh Phúc đang có những hướng đầu tư đúng đắn cho lĩnh vực TDTT và đó là những điều kiện thuận lợi để trong tương lai không xa, TDTT sẽ sánh ngang với nhiều địa phương khác trong cả nước.

 

Gia Huy (Sở VH, TT và DL Vĩnh Phúc)

Ảnh trong bài
  • Ngành TDTT Vĩnh Phúc: tập trung phát triển toàn diện hướng tới Đại hội TDTT toàn quốc lân thứ VI - 2010