Quảng Nam với chương trình phát triển TDTT xã, phường, thi trấn đến năm 2010

Có thể nói trong những năm qua, phong trào TDTT tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu đánh kể như: phát triển sâu rộng phong trào TDTT cấp xã (6 huyện, thành tiêu biểu đã có 100% số xã xây dựng mô hình Hội đồng TDTT gồm: Quế Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Phước Sơn, Bắc Trà My, Hội An); đẩy mạnh các phong trào "khoẻ để xây dựng bảo vệ Tổ quốc", "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, từng bước đưa các môn này vào các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hoá thể thao, đại hội TDTT của địa phương mình.

Thực hiện Quyết định 100/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển TDTT xã phường, thị trấn đến năm 2010. UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng đề án triển khai Chương trình phát triển TDTT cấp xã phường thị trấn đến năm 2010. Mục tiêu của chương trình là mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của phong trào TDTT quần chúng ở cấp xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân, tăng cường sức khoẻ, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.  Năm 2008 là năm thứ 2 của giai đoạn II Quảng Nam thực hiện Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể nói trong những năm qua, phong trào TDTT tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu đánh kể như: phát triển sâu rộng phong trào TDTT cấp xã (6 huyện, thành tiêu biểu đã có 100% số xã xây dựng mô hình Hội đồng TDTT gồm: Quế Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Phước Sơn, Bắc Trà My, Hội An); đẩy mạnh các phong trào "khoẻ để xây dựng bảo vệ Tổ quốc",  "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, từng bước đưa các môn này vào các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hoá thể thao, đại hội TDTT của địa phương mình.

Theo con số thống kê, hàng năm công tác tổ chức các hoạt động TDTT ở tỉnh đã thu hút được nhiều đơn vị kinh tế, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh tài trợ, hỗ trợ kinh phí. Một số địa phương đã lập dự án xây dựng trung tâm TDTT trên diện tích 3ha với kinh phí 1,5 tỷ đồng bằng nguồn vốn của địa phương, sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và đóng góp của người dân. Ngoài 2 địa phương là thị trấn Thạnh Mỹ (Nam Giang) cùng xã Cẩm Hà (Hội An) được chọn thí điểm và được Trung ương hỗ trợ kinh phí xây dựng các thiết chế TDTT, tỉnh Quảng Nam cũng đã hỗ trợ 660 triệu đồng cho 66 xã, phường từ Chương trình 100 của tỉnh (mỗi xã 10 triệu đồng) để phát triển chương trình TDTT cơ sở.

Năm 2008, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình xã điểm về TDTT trong toàn tỉnh. Hiện tại, tỉnh đang hỗ trợ kinh phí cho các địa phương còn lại để thực hiện chương trình. Đồng thời chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào TDTT quần chúng ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho người dân, tạo điều kiện cho mỗi người dân ở xã, phường, thị trấn được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Mục tiêu của tỉnh trong năm 2008: số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 21%; tổng số trường học thực hiện chương trình GDTC nội khóa có nề nếp đạt 83%, tổng số trường học thực hiện chương trình GDTC ngoại khóa thường xuyên đạt 77%; 95% chiến sĩ  lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định; tổ chức 100 giải ở cấp tỉnh, 790 giải cấp huyện, thị, thành phố, 2.350 giải cấp xã, phường, thị trấn; thành lập mới 93 CLB TDTT.

Thành tựu dạt được trong năm 2008 cũng sẽ là bước đệm để Quảng Nam thực hiện mục tiêu năm 2010 là: xóa các "xã trắng" về TDTT; đạt chỉ tiêu diện tích đất dành cho hoạt động TDTT là: 3m2 đất / người; phấn đấu đạt 23-25% số người tập luyện TDTT thường xuyên; 18-20% gia đình thể thao; 99% trường học đảm bảo chất lượng GDTC, 80% trường hoạt động ngoại khóa thường xuyên; 95% cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT ở cấp xã được đào tạo nghiệp vụ TDTT; 90% xã xây dựng được các địa điểm tập luyện TDTT, 100% xã thành lập được Hội đồng TDTT và Câu lạc bộ TDTT hoạt động hiệu quả.

Đây cũng là 1 trong những nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự đồng lòng nhất trí của những cán bộ trong lĩnh vực TDTT để đưa TDTT Quảng Nam phát triển trên con đường hội nhập chung của cả nước.

 

 

Kim Anh

Ảnh trong bài
  • Quảng Nam với chương trình phát triển TDTT xã, phường, thi trấn đến năm 2010