Hoạt động TDTT ở Hà Tây sau 6 tháng đầu năm 2008

Mặc dù có những biến động do việc sáp nhập Sở, nhưng trong thời gian qua, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tây luôn bám sát các nhiệm vụ được giao. Trên cả 3 lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch của Hà Tây đều đạt được những thành tựu đáng biểu dương. Đặc biệt, trong lĩnh vực TDTT Hà Tây luôn khẳng định vị thế là một trong tốp 10 địa phương dẫn đầu cả nước.

 

 

 

Màn biểu diễn của các em học sinh tại Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh Hà Tây (NM)

Mặc dù có những biến động do việc sáp nhập Sở, nhưng trong thời gian qua, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tây luôn bám sát các nhiệm vụ được giao. Trên cả 3 lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hà Tây đều đạt được những thành tựu đáng biểu dương. Đặc biệt, trong lĩnh vực TDTT, Hà Tây luôn khẳng định vị thế là 1 trong tốp 10 địa phương dẫn đầu cả nước.

 

Kết quả trên là nhờ sự kế thừa, phát huy những thành tựu mà Hà Tây đã đạt được trong công tác xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT cũng như các lĩnh vực văn hoá và du lịch trong nhiều năm qua. Mặt khác, kết qủa đó là do thực hiện tốt các Nghị quyết 15, 16 NQ-TƯ, Nghị quyết 06/NQ-TU của Tỉnh uỷ Hà Tây về việc tăng cường công tác lãnh đạo ở 03 lĩnh vực: văn hoá, thể thao và du lịch đến năm 2010 và những năm tiếp theo; Kế hoạch thực hiện Chỉ thỉ 32/2008/CT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch; Sớm ổn định tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc Sở; Rà soát các mục tiêu quy hoạch, đẩy nhanh các tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đảm bảo kế hoạch vốn được giao. Bên cạnh đó, không ngừng đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Đặc biệt, khi có sự kết  hợp của 3 lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch công tác phát triển ở từng lĩnh vực cũng có những biến chuyển tích cực. Theo đó, lĩnh vực TDTT có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về phong trào TDTT quần chúng lẫn thể thao thành tích cao như: việc phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành đoàn thể (ký liên tịch với 24 ngành); Tiếp tục phát động phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" tới đông đảo các tầng lớp nhân dân; tăng số lượng các điểm tập, CLB, nhóm tập và gia đình thể thao (hiện tại, Hà Tây có khoảng 1.000 CLB, với nhiều điểm tập, nhóm tập thể thao đến tận thôn, xóm, cụm dân cư)...


Phong trào TDTT quần chúng ngày càng phát triển rộng khắp và chất lượng không ngừng được nâng cao. Trong đó, các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian được nhiều địa phương đưa vào tập luyện và thi đấu như: Đấu vật  (Thạch Thất), Bơi chải, Cờ tướng (Mỹ Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ), Bắn nỏ (Ba Vì, Sơn Tây)… tạo không khí vui tươi phấn khởi, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cũng được chú trọng. Các chỉ số về người tập luyện TDTT thường xuyên, số người đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, gia đình thể thao, công tác đào tạo HDV, Trọng tài được các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện và hoàn thành tốt theo tiến độ đạt 80% kế hoạch.

Về công tác đào tạo VĐV, hiện tại hệ thống năng khiếu mục tiêu tại trung tâm TDTT các huyện, thành phố của Hà Tây gồm 48 lớp với tổng số 599 VĐV; duy trì tập huấn tập trung tại tỉnh 291 VĐV của 19 đội tuyển. Ngoài ra, còn có 2 đội tuyển là Bóng chuyền nữ và Vovinam tập trung tập huấn tại Tập đoàn Y dược Bảo Long. Trong 6 tháng, Hà Tây đã tổ chức 20 giải thể thao với 2.706 lượt VĐV tham dự, 1.470 lượt VĐV đạt đẳng cấp 2,3; đăng cai tổ chức 2 giải toàn quốc (giải Vô địch Vật dân tộc và giải Vật cúp Tự do - Cổ điển); đoàn thể thao Hà Tây gồm 330 VĐV tham gia thi đấu 32 giải toàn quốc, giành được 135 huy chương (33 HCV, 40 HCB, 62 HCĐ), 80 VĐV được phong đẳng cấp (35 Kiện tướng và 45 VĐV cấp I); đặc biệt, Hà Tây có 03 VĐV tham dự giải khu vực và quốc tế, giành được 04 huy chương (01 HCV, 01 HCB và 02 HCĐ).

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tây, đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, HLV, VĐV trong toàn ngành và xây dựng bảng điểm thi đua năm 2008. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tính Trung thực, cao thượng trong tổ chức, thi đấu các môn thể thao. Tăng cường công tác tuyên truyền các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch từ cơ sở đến cấp tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời kịp thời nêu gương những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào văn hoá, thể thao và du lịch...

Bên cạnh những thành tựu trên, công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch của Hà Tây còn một số tồn tại như: đội ngũ cán bộ ngành, nhất là cán bộ cơ sở chưa đồng bộ, hiệu quả hoạt động chưa cao; công tác quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực còn thiếu chủ động; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Văn hoá, Thể thao và Du lịch còn nhiều bất cập; thiết chế Văn hoá, Thể thao cấp tỉnh huyện chưa được xây dựng...

Để khắc phục những khó khăn trên, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tây đã đề ra một số giải pháp như: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của ngành từ tỉnh đến cơ sở, chuẩn bị hành trang cho mô hình tổ chức mới theo Nghị quyết của Quốc hội khoá X về mở rộng địa giới hành chính giữa Hà Nội và Hà Tây; Đẩy mạnh hoạt động Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở cơ sở làm nền móng để phát triển phong trào; Phát động công tác thi đua, xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến về Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Khen thưởng, kịp thời các nghệ sỹ, diễn viên, VĐV, HLV đạt thành tích xuất sắc.

 Dũng - Minh

 

 

Ảnh trong bài
  • Hoạt động TDTT ở Hà Tây sau 6 tháng đầu năm 2008