Lễ hội đua Bò bảy núi mở rộng tỉnh An Giang lần thứ 16- 2007

Tham dự cuộc đua có 70 đôi Bò đến từ các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn.. Trong đó, có ba đôi bò đạt hạng nhất, nhì, ba của mùa giải năm trước. Hầu hết các đôi bò, lẫn người điều khiển đều có mặt tại địa điểm thi đấu trước đó một ngày, để cho bò nghỉ ngơi và làm quen với không khí náo nhiệt của Trường đua - một thửa ruộng hình chữ nhật, có chiều ngang khoảng 60m và chiều dài khoảng 160m nằm cạnh Chùa Thơmít, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên.

Đua Bò là loại hình Văn hóa - Thể thao dân gian độc đáo của đồng bào Khơmer tỉnh An Giang, được tổ chức vào các ngày Lễ lớn của dân tộc Khmer (Tết Chôsanăm Thơmây và Lễ hội Dolta). Lễ hội Đua Bò Bảy Núi mở rộng lần thứ 16 - 2007 chính thức diễn ra vào ngày 09/10.

Tham dự cuộc đua có 70 đôi Bò đến từ các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn.. Trong đó, có ba đôi bò đạt hạng nhất, nhì, ba của mùa giải năm trước. Hầu hết các đôi bò, lẫn người điều khiển đều có mặt tại địa điểm thi đấu trước đó một ngày, để cho bò nghỉ ngơi và làm quen với không khí náo nhiệt của Trường đua - một thửa ruộng hình chữ nhật, có chiều ngang khoảng 60m và chiều dài khoảng 160m nằm cạnh Chùa Thơmít, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên.

Lễ hội Đua Bò diễn ra trong không khí náo nhiệt, thu hút trên 30.000 người Khmer và người Kinh thuộc các huyện trong tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận như: Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu … cùng đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến xem và cỗ vũ rất nhiệt tình. Lễ hội năm nay có số người đến xem đông nhất so với 15 lần tổ chức trước đây.

Theo quy định, mỗi đôi Bò khi đua phải kéo theo một cái bừa (không có răng) và có người điều khiển (gọi là tài xế). Thể thức đua cũng giống như các loại hình thể thao khác. Các đôi bò bắt thăm từng cặp đua vòng loại, rồi tứ kết, bán kết và chung kết. Cuộc đua được tiến hành hai đôi một lần, đôi nào thắng sẽ tiếp tục vào thi đấu vòng trong. Điều đặc biệt là không phải hai đôi bò xếp hàng ngang để chạy đua, mà là đôi chạy trước, đôi chạy sau. Việc đôi nào chạy trước, đôi nào chạy sau là do thỏa thuận của hai bên. Cuộc đua được tiến hành bởi 02 vòng Hô và 01 vòng Thả.

Cũng như các môn thể thao khác, trước khi VĐV bước vào thi đấu thì phải khởi động, làm nóng... Đua bò cũng thế khi vào vòng đua chính thức (gọi là vòng thả), thì đôi bò và người điều khiển phải chạy 02 vòng quanh trường đua chạy chậm để khởi động (gọi là vòng hô). Vòng đua chính thức hay còn gọi là vòng thả có thể hình dung như môn Điền kinh với cự ly 120m. Trong vòng đua này sẽ quyết định sự thắng thua của hai đôi bò với những qui định khá ngặt nghèo như sau: Trong lúc đua ở vòng thả nếu người điều khiển té, đôi bò chạy tạt ra khỏi đường đua qui định (đường đua bề ngang 8mét) thì đôi bò đó kể như thua cuộc; trong 20 mét đầu tiên của vòng đua chính thức (vòng thả) nếu đôi bò đi sau dẫm lên cây bừa của đôi bò đi trước là đôi bò sau thua cuộc, trong 100 mét còn lại nếu đôi bò sau dẫm được cây bừa của đôi bò đi trước thì đôi bò sau thắng cuộc, nếu không dẫm được thì thua cuộc.

Ngày hội Đua bò đã kết thúc, đôi Bò mang số 02 của ông Châu Thanh, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên đã giành hạng nhất được thưởng 7 triệu đồng và 01 xe Wave Alfa; đôi Bò mang số 26 của ông Nguyễn Thành Tài, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn giành hạng nhì và đôi bò mang số 25 của ông Châu Chiêu. huyện Tri Tôn hạng ba. Đây là những đôi bò khỏe nhất, mạnh nhất, giỏi nhất với người điều khiển bò tài hoa nhất và là những đôi bò có gía trị kinh tế gấp 3 – 4 lần gía trị trước khi thi đấu.

 

Hữu Sơn (An Giang)

Ảnh trong bài
  • Lễ hội đua Bò bảy núi mở rộng tỉnh An Giang lần thứ 16- 2007