Golf lan man ký

Golf có lẽ cũng đứng đầu bảng trong các thú chơi thể thao về tính bất ngờ, bởi không một sân golf nào giống hệt một sân nào! Mặc dù có tiêu chuẩn nhất định, song mỗi sân golf là một sáng tác riêng của nhà thiết kế, với sự khác biệt về địa hình, độ nghiêng, chướng ngại vật, cỏ, cho tới khí hậu, tốc độ gió, thậm chí vị trí và thứ tự khoảng cách giữa các hố…

Golf có lẽ cũng đứng đầu bảng trong các thú chơi thể thao về tính bất ngờ, bởi không một sân golf nào giống hệt một sân nào! Mặc dù có tiêu chuẩn nhất định, song mỗi sân golf là một sáng tác riêng của nhà thiết kế, với sự khác biệt về địa hình, độ nghiêng, chướng ngại vật, cỏ, cho tới khí hậu, tốc độ gió, thậm chí vị trí và thứ tự khoảng cách giữa các hố…

Thú chơi quý tộc và những cơ hội...

Nghĩ tới golf, không chỉ ở Việt Nam, mà bất cứ nước nào khác, đó chưa phải là một thú chơi dành cho người nghèo, nên cũng đã không ít hiểu lầm về golf. Trước hết phải thừa nhận golf là một thú chơi thể thao đích thực, kể từ khi nó ra đời, dù thiên hạ sau này có muốn dùng nó làm công cụ gì đi nữa. Chơi golf là tốn kém, nhưng nếu nghĩ rằng các đại gia lên sân golf chỉ để thể hiện, hay vui chơi hoặc đi dạo thì thật sai lầm 100%! Không có golf thủ thực sự nào ra sân như vậy. Nếu không có tinh thần thể thao, golf chỉ là một cực hình: Đi bộ ròng rã 4-8 tiếng/ngày. Qui định của bất cứ sân golf cũng cực kỳ nghiêm ngặt: vào sân phải mặc áo có cổ, quần âu hoặc soóc có độ dài quy định (cấm mặc quần jean), giày thể thao đế bằng, nữ không được mặc váy, không nói chuyện ồn ào và giữ tuyệt đối im lặng khi golf thủ chuẩn bị vung gậy!

Bất cứ một tay golf nào cũng thú nhận rằng mỗi cuộc ra sân luôn là một cuộc đấu với chính mình. Ông Phạm Sanh Châu, một trong những người tiên phong với golf ở Việt Nam cho biết: “khác với hầu hết những môn thể thao có thi đấu đối kháng, golf không đấu loại trực tiếp từng đối thủ. Thắng thua trên sân golf luôn bất ngờ và golfer không bao giờ có thế thủ như bóng đá, hay đặt mục tiêu loại trực tiếp đối thủ như tennis để giành chiến thắng”.

Golf có lẽ cũng đứng đầu bảng trong các thú chơi thể thao về tính bất ngờ, bởi không một sân golf nào giống hệt một sân nào! Mặc dù có tiêu chuẩn nhất định, song mỗi sân golf là một sáng tác riêng của nhà thiết kế, với sự khác biệt về địa hình, độ nghiêng, chướng ngại vật, cỏ, cho tới khí hậu, tốc độ gió, thậm chí vị trí và thứ tự khoảng cách giữa các hố.

Theo Micheal Moh, ông thầy của hàng chục lớp golf miền Bắc, chiến thắng trên sân golf là sự hội tụ của nhiều yếu tố: tính toán chính xác – tức phải tinh trong việc chọn gậy nào trong bộ 14 gậy với kích thước, độ nghiêng đầu gậy khác nhau để quyết định đường đi khác nhau của bóng, cho những cú đánh bóng chuẩn xác; thắng lợi của sự điềm tĩnh – không nhất thiết phải phản ứng cực nhanh, nhưng phải tìm cách vượt qua khi tự rơi vào bẫy cát, rừng cây, hồ nước; thắng lợi của trí tưởng tượng phán đoán – khi mọi hỗ bẫy phía trước luôn rất xa và thay đổi khó lường.

Tất nhiên, mỗi cuộc đi bộ liền 4-5 tiếng ngoài trời, và những cú “xuynh” bóng phải đủ mạnh để đưa bóng đi xa hàng trăm mét đòi hỏi thể lực tốt, vận động dẻo dai, kỹ thuật thành thục nhờ sự kiên trì tập luyện. Không gian tuyệt đẹp tràn ngập không khí trong lành và cảnh quan thiên nhiên hoàn hảo cũng luôn được ca ngợi là liều thuốc quý giá cho sức khỏe của golfer.

Ngay cả khi các doanh nhân ưa chuộng mời đối tác ra sân, không có nghĩa là có thể quên mất các luật lệ thể thao nghiêm ngặt của golf. Liệu người ta có bàn chuyện làm ăn trên sân golf thật không? Hầu hết giới doanh nhân đều thừa nhận rằng họ không bao giờ bàn chuyện làm ăn trong khi đang đánh, bởi đơn giản là điều đó sẽ làm hỏng cuộc chơi. Giám đốc tiếp thị Bertrand Saugnac của Mercedes còn nhấn mạnh: “Đừng bao giờ nói về chuyện nghề nghiệp khi đang chơi, bởi như thế sẽ khiếm nhã. Nhưng sau khi chơi xong thì OK”. Nếu muốn thiết lập quan hệ trên sân golf, một nguyên tắc đơn giản là trước hết phải thực sự tôn trọng golf như một thú chơi thể thao. Nhờ thế, những giây phút thư giãn thực sự và những khoảnh khắc bên “lỗ golf thứ 19”, tức vào giờ nghỉ hay tiệc trao giải mới là cơ hội để bàn luận về chuyện khác.

Không thể phủ nhận cái thú của việc đánh golf, nhưng không ai phủ nhận rằng golf chưa phải là môn thể thao dành cho tất cả mọi người, về mặt túi tiền. Chơi golf ở Việt Nam vẫn là cái thú của người giàu, thậm chí phải rất giàu. Muốn trở thành hội viên của một sân golf để có thể thường xuyên tập luyện golf như một thú thể thao, người chơi phải bỏ ra khoản tiền lớn mua thẻ hội viên. Riêng bộ dụng cụ 14 gậy rẻ nhất cũng xấp xỉ 1000 tới 1500 USD. Chưa kể các chi phí khác, chẳng hạn phí ra sân một buổi tại sân golf Đồng Mô là 75 USD/người, phí phục vụ 8 USD cho mỗi caddie. Nếu người chơi chưa có bộ gậy, phí thuê gậy cũng là 25 USD, phí thuê giày 10 USD và đồ ăn thức uống nhẹ nhất “đơn giản” chỉ từ 10 tới 100USD!

Đáng kể nhất là thẻ hội viên. Theo ghi nhận của CBRE, hiện nay phí hội viên sân golf ở Việt Nam đã giảm khá nhiều so với cách đây 10 năm, khi mới chỉ có 1-2 sân quanh TP.HCM. Rẻ nhất là thẻ cá nhân, còn khoảng 10.000USD như ở sân golf Tam Đảo, đắt nhất khoảng 30.000 - 40.000 USD đối với sân Đồng Mô, Long Thành hay Sông Bé. Con số này sẽ thay đổi tùy theo các loại thẻ: thẻ gia đình, thẻ công ty, thẻ cho người nước ngoài. Nhưng mức phí này vẫn được coi là… rất rẻ nếu so sánh với các nước khác trong khu vực. Ở Nhật Bản, nhiều sân golf có mức thẻ hội viên lên tới 300.000-500.000USD. Gần hơn như Malaysia, phí thẻ hội viên thấp nhất cũng chừng 35.000-40.000USD.

Vậy là tính sơ sơ, nếu chơi golf ở Việt Nam, mỗi lần anh tốn ít nhất là 50USD nếu đã có thẻ hội viên, còn chưa có thẻ này thì mỗi buổi thư giãn đó cũng mất ngót nghét 200USD!

Chưa hết, gia nhập làng golf mà bạn chỉ biết chơi trên một sân golf thì thật lạc lõng. Cái thú của golf là trải nghiệm sự bất ngờ trên những sân golf lạ. Nên để thưởng thức cái thú thực sự của một golfer thì thông thường người ta cũng phải thay đổi, lui tới 2 – 3 sân golf. Hay thi thoảng, đáp một chuyến bay qua Thái Lan hay Malaysia để tận hưởng sự mới lạ của hơn 350 sân golf ở các nước này cũng là điều cần phải nằm trong tầm tay, mà không cần ưu tư quá nhiều về chi phí.

Lãnh địa hái ra tiền

Nhưng cũng có một thực tế là golf không chỉ tiêu tốn tiền, mà là một lãnh địa giúp rất nhiều người hái ra tiền. Đối với một doanh nhân, nói không ngoa, vung gậy lại là một cách làm giàu…an toàn nhất! Một cú đánh bóng tiêu chuẩn, cộng thêm chút may mắn, chỉ trong vòng một hai phút, bóng làm gọn một par, rơi thẳng xuống hố. Đúng một gậy, hay vẫn gọi là Hole-in-one, là kiếm ngay được vài trăm ngàn hay một triệu USD!

Còn với các tay golf chuyên nghiệp, chẳng hạn tượng đài golf số 1 thế giới hiện nay là tay golf người Mỹ gốc Thái Tiger Woods, chuyện kiếm triệu đô tại một giải đấu, chưa cần phải có cú đánh Hole-in-one chẳng qua cũng chỉ là… chuyện bình thường. Vô địch liên tiếp 3 giải golf lớn nhất thế giới năm 2006, trong đó chỉ riêng chiến thắng ở British Open Championship 2006 cũng đã mang lại cho Woods tới 1,33 triệu USD.

Nhưng không cần phải chơi giỏi như Tiger Woods, nhiều tay golf chuyên nghiệp cũng đủ rủng rỉnh. Mỗi năm trên thế giới có ít nhất 400-500 giải đấu tầm cỡ với hàng tỷ USD tiền thưởng, bởi tất cả các thương hiệu danh tiếng không bao giờ bỏ lỡ cơ hội tài trợ để quảng bá hình ảnh trên sân golf, nơi “tập trung tối đa” giới thượng lưu giàu có.

Còn với các tay golf nghiệp dư ngay ở Việt Nam, khi golf đang chỉ mới bắt đầu, chỉ cần tham dự hàng chục giải đấu giao hữu, giải sự kiện của các hãng ra mắt sản phẩm mới cũng khá bội thu phần thưởng. Đương nhiên phải tương xứng với golf, những tấm vé rút thăm may mắn “còm cõi” nhất cũng vài trăm, hoặc ngàn đô, hoặc cặp vé du lịch thượng hạng. Cầm lấy gậy golf lúc này được coi như thức thời, bởi xu hướng tổ chức sự kiện golf để đánh dấu một dịp quan trọng, ra mắt sản phẩm mới hay chào đón ngày lễ nào đó đã trở thành mốt thời thượng của các hãng danh tiếng hiện nay. Mà rẻ nhất để tổ chức một sự kiện như thế, đơn vị tổ chức cũng phải bỏ ra ít nhất 20.000 tới 30.000USD.

Ước tính có khoảng gần 5000 người chơi golf ở Việt Nam hiện nay, trong đó nhóm golf thủ người Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ các golf thủ người Việt khoảng 10%, nhưng lại đang tăng rất nhanh. Kể từ khi sân golf Thủ Đức được xây dựng năm 1994, suốt 10 năm golf dường như chưa được biết đến ở Việt Nam. Nhưng sự phát triển của thú chơi này trở nên đột phá cách đây vài năm, khi ngày càng nhiều các doanh nhân giàu có tham gia chơi và golf được coi như dấu hiệu của sự thành đạt.

Cùng với nền kinh tế đang lên, lượng khách du lịch tới Việt Nam chơi golf cũng tăng nhanh. Riêng khách Hàn Quốc tới Việt Nam, kết hợp chơi golf năm 2005 khoảng 300.000 người và năm 2006 đã lên khoảng 600.000 người bởi sân golf ở Việt Nam đẹp và phí chơi vẫn được coi là rẻ trong khu vực. Điều này đã mang lại những cơ hội và triển vọng hái ra tiền cho những nhà đầu tư vào sân golf. Golf đang trở thành thú chơi thời thượng, nhưng trên cả nước hiện mới chỉ có 11 sân đang hoạt động, trong đó có 3 sân ở miền Bắc và 8 sân thuộc khu vực phía Nam.

Một quan chức thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết: tới cuối năm 2006, đã có thêm 28 dự án đầu tư vào sân golf, trong đó miền Bắc có tới 13 dự án, miền Trung 10 và miền Nam 5 sân. Cũng không ít người băn khoăn rằng: đầu tư kinh doanh golf ở Việt Nam chưa đủ thu hồi vốn bởi tiền xây sân golf phải bỏ ra cả chục tới trăm triệu USD. Nhưng thú vị là đầu tư kinh doanh golf cũng chính là một cách hái ra tiền. Bởi chẳng có ai chỉ xây dựng sân golf đơn thuần, mà hầu hết đều là các tổ hợp sân golf và resort, cùng với những biệt thự cao cấp với giá bán hàng trăm ngàn tới triệu đô. Trước đó, các vùng đất quy hoạch dành cho xây dựng sân golf vốn chỉ là đất bạc màu ít hiệu quả!

 

Hàn Đăng

Ảnh trong bài
  • Golf lan man ký