Lỗi đâu của riêng ai!

Trong loạt bài trên các báo thời gian gần đây đã được đăng tải “báo động” về tình trạng môn học Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường đang là một vấn đề nan giải, từ giáo trình học không phù hợp, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ giáo viên không đồng bộ... Nhưng lẽ nào lỗi thuộc hết về ngành Giáo dục - Đào tạo. Cũng thật thiếu công bằng khi nhận xét như vậy bởi nguyên nhân dẫn đến môn học này trở nên nhàm chán, kém chất lượng phần nào do nhận thức học của học sinh, sinh viên về môn học này chưa đúng đắn. Người viết đã quá nhiều lần bắt gặp những trường hợp đó.

 

Trong loạt bài trên các báo thời gian gần đây đã được đăng tải “báo động” về tình trạng môn học Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường đang là một vấn đề nan giải, từ giáo trình học không phù hợp, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ giáo viên không đồng bộ... Nhưng lẽ nào lỗi thuộc hết về ngành Giáo dục - Đào tạo. Cũng thật thiếu công bằng khi nhận xét như vậy bởi nguyên nhân dẫn đến môn học này trở nên nhàm chán, kém chất lượng phần nào do nhận thức học của học sinh, sinh viên về môn học này chưa đúng đắn. 

Khi được hỏi bạn nghĩ thế nào về môn học Giáo dục thể chất, không ít những học sinh, sinh viên ngay trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã không ngần ngại bày tỏ suy nghĩ của mình.

Bùi Trường Giang - học sinh lớp 7 trường THCS Chu Văn An: Đó là môn học phụ nên em không dành nhiều thời gian quan tâm đến nó nhiều.

Nguyễn Tiến Hiệp - sinh viên khoa Công nghệ trường Đaị học Công nghệ: Môn này chẳng có gì mà phải học chỉ cần đủ điểm 5 để qua môn mà không bị thi lại là tốt rồi. Bản thân mình thấy nó không cần thiết lắm vì tôi đâu phải sinh viên theo học chuyên ngành này.

Bà Đỗ Kim Ngân (phụ huynh học sinh) đang công tác tại Công ty Du lịch và Dịch vụ Bảo Minh cho biết: Con tôi đang học cuối cấp III. Tất cả quỹ thời gian đều dành cho các môn học văn hoá còn một số môn học phụ như GDTC thì không quan trọng lắm tôi bảo cháu chỉ cần học qua thôi.

Thể dục là môn học bổ ích tại sao lại không quan trọng? Khi phóng viên đặt câu hỏi như vậy, Bà Ngân nói tiếp: Tôi không có ý coi thường môn học này nhưng ở nhà tôi cũng mua các máy tập, lúc nào cháu thích thì tập còn đến trường mục đích là học những môn văn hoá. Muốn các cháu học tốt môn này ở trên trường cũng chẳng thể được vì nhà trường chắc gì có đủ cơ sở vật chất cho các cháu học.

Vậy mới biết nhận thức về môn học này của học sinh, sinh viên các trường còn sai lệch, chưa đúng đắn. Cái cách suy nghĩ phân biệt môn học chính, môn học phụ của hầu hết học sinh cũng như các bậc phụ huynh học sinh đã tự “giết chết” và “đào thải” môn học GDTC  từ lúc nào không biết. Chính bản thân môn học này đã mang nhiều “vấn đề” nan giải song người thụ hưởng nó đã quay lưng lại thì môn học trở nên nhàm chán, kém hiệu quả là điều dễ hiểu.

Xuất phát từ nhận thức về môn học này nên mỗi khi đến giờ học, học sinh, sinh viên tỏ rõ thái độ và hành động chưa đúng mực. Một giờ học GDTC của trường PTTH Trần Nhân Tông trong vòng 45 phút, 10 phút đầu điểm danh và kiểm tra hàng ngũ 10 phút khởi động và nghe phổ biến nội dung học. Sau đó, bắt đầu đi vào nội dung chính của bài học từ 5 đến 10 phút đầu học sinh hăng hái luyện tâp, sau thì mạnh ai nấy tập, thầy giáo ra ngoài, học sinh "tuỳ nghi di tản" thành nhiều nhóm người tập, người ngồi đến hết giờ học. Hiện tượng này cũng thường gặp tại nhiều trường học mà không phải của riêng trường nào.

Một lớp học Thể dục tại trường Kinh tế quốc dân, chờ mãi không thấy giáo viên. Sau khi nghe lớp trưởng phổ biến qua loa mỗi nhóm tìm một bóng râm trú ngụ chờ thầy đến. Đài mang đi học Aroebic được các sinh viên nam dùng để bật nhạc và nhún nhẩy như những vũ công.

GDTC là một môn học bổ ích cả về thể lực lẫn tinh thần. Với điều kiện trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, đầy đủ và đảm bảo chất lượng đến từng cơ sở nhưng nhận thức của học sinh quá kém thì có đầu tư mấy cũng trở thành vô ích. Vì thế, để có một trí tuệ và một sức khoẻ để trở thành con người toàn diện thì việc bồi dưỡng, giáo dục cho mỗi học sinh, sinh viên nhận thức đúng đắn về môn học này là điều cấp thiết.

 

 

Nguyệt Hương

 

Ảnh trong bài
  • Lỗi đâu của riêng ai!