Biên bản thỏa thuận hợp tác được ký kết bởi Tổng giám đốc Hội đồng Olympic châu Á Husain Al-Musallam tại trụ sở của tổ chức ở Kuwait, cùng đại diện Tổ chức chiến lược thể thao quốc tế có trụ sở tại Seoul và Đại học Kookmin.
Chủ tịch Quỹ chiến lược thế thao quốc tế Hàn Quốc Ryu Seung-min là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế cũng tham gia lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác cùng với Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế của Đại học Kookmin Kim Byong-joon. Park Joo-hee, Tổng thư ký của Quỹ chiến lược thế thao quốc tế và là thành viên của Hội đồng Olympic châu Á đồng thời là chủ tịch Quỹ Đại học Kookmin và phó chủ tịch Hội đồng thể thao Đại học Hàn Quốc Kim Ji-yong cũng từ Hàn Quốc để tham dự sự kiện ở Kuwait.
Học viện Olympic châu Á là một sáng kiến được triển khai nhằm mang lại lợi ích cho Phong trào Olympic trên toàn châu Á thông qua thúc đẩy giáo dục. Học viện Olympic châu Á sẽ chịu trách nhiệm cung cấp một loạt các bài giảng và hoạt động cho sinh viên từ khắp nơi trên thế giới về các chủ đề Olympic.
Tổng giám đốc Husain Al-Musallam nhân sự kiện này đã chúc mừng Quỹ chiến lược thế thao quốc tế có thể tổ chức Hội nghị hướng nghiệp thể thao quốc tế dự kiến vào ngày 1/11 tại Seoul, với chủ đề là "Tương lai của thể thao tuốc tế với Covid-19".
Quỹ chiến lược thế thao quốc tế cam kết mở rộng những giá trị thể thao. Với ý nghĩa này, ội nghị hướng nghiệp thể thao quốc tế sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho thể thao Hàn Quốc thông qua việc phát triển các tài năng thể thao và mở rộng cơ hội học tập và kiến thức cho những tài năng tương lai, những người sẽ dẫn dắt thể thao ra ngoài châu Á.
Tổng giám đốc Husain Al-Musallam tin rằng thể thao có sức mạnh mang mọi người từ khắp nơi trên thế giới lại với nhau và thúc đẩy sự hòa hợp, hữu nghị và hòa bình. Là một phần của phong trào Olympic, các quốc gia trên thế giới bao gồm cả châu Á đang tham gia để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể thưởng thức và học thể thao.
Tổ chức chống doping thế giới kêu gọi chính phủ châu Phi giúp tăng cường các chương trình chống doping
Các thành viên chủ chốt của Ban lãnh đạo Tổ chức chống doping thế giới đã kêu gọi chính phủ ở châu Phi đóng góp vai trò của mình trong việc tăng cường các chương trình chống doping trên khắp châu lục.
Một diễn đàn trực tuyến có sự tham gia của 10 Bộ trưởng thể thao từ khắp châu Phi, cũng như cao ủy liên minh châu Phi về Y tế, nhằm thảo luận về các vấn đề nhân đạo và phát triển xã hội.
Chủ tịch Tổ chức chống doping thế giới Witold Bańka cảm ơn các đại diện của chính phủ châu Phi có liên quan đến chống doping đã tới tham dự cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của họ trong việc đảm bảo thể thao trong sạch.
Đại diện các chính phủ là những bên liên quan chính của Tổ chức chống doping thế giới và tổ chức này muốn đảm bảo rằng các đối tác được cập nhật những phát triển mới nhất về chống doping. Điều quan trọng là Tổ chức chống doping thế giới muốn nghe ý kiến hay trả lời các câu hỏi, nhận xét hoặc mối quan tâm của các đối tác. Qua đó xem xét tầm quan trọng ngày càng tăng của lục địa châu Phi trong thể thao và vai trò quan trọng của chính phủ châu Phi trong hệ thống sinh thái chống doping và tìm cách tăng cường đóng góp đó.
Tổ chức chống doping thế giới tổ chức diễn đàn trực tuyến như một phương tiện để đánh giá ý kiến của chính phủ từ khắp nơi trên thế giới. Chủ tịch Witold Bańka cho biết sự kết nối trên diễn đàn với các VĐV là rất quan trọng để đảm bảo mỗi quốc gia ở châu Phi có một chương trình chống doping mạnh mẽ.
Chủ tịch Witold Bańka cũng khẳng định chống doping là hạnh phúc và quyền của các VĐV. Trách nhiệm của Tổ chức chống doping thế giới là cố gắng mang đến cho các VĐV cơ hội được thi đấu trên một sân chơi bình đẳng.
Một ưu tiên chính được xác định trong kế hoạch chiến lược của Tổ chức chống doping thế giới là lấy VĐV làm trung tâm để bất cứ điều gì tổ chức này thực hiện đều có sự tham gia của các VĐV trên khắp thế giới.
Chủ tịch Witold Bańka nhấn mạnh: “Chúng ta phải lắng nghe nhu cầu của họ; hiểu điều gì khiến họ thất vọng và thúc đẩy họ.. đưa ra quyết định dựa trên những yếu tố đó. Đó là một hành động cân bằng để tìm ra điểm chung giữa rất nhiều quan điểm khác nhau - nhưng điều quan trọng là phải lắng nghe những gì các VĐV mong đợi từ hệ thống chống doping toàn cầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục đảm bảo rằng tiếng nói của các VĐV châu Phi được lắng nghe."
Phó chủ tịch Tổ chức chống doping thế giới Yang Yang cũng phát biểu tại diễn đàn trực tuyến và nhắc lại sự cần thiết của việc các chính phủ và các VĐV phải phối hợp cùng nhau để tăng cường các sáng kiến chống doping ở châu Phi. Để châu Phi đóng góp vai trò của mình trong việc tăng cường phong trào chống doping toàn cầu, các chính phủ châu Phi và các liên đoàn thể thao châu Phi cũng phải phối hợp cùng nhau.
Các chính phủ và thể thao phải sát cánh trong việc theo đuổi bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của các VĐV châu Phi; chung một tiếng nói để bảo vệ niềm tự hào dân tộc trong thành tích của các VĐV; cùng nhau đề cao quyền và trách nhiệm của VĐV và hợp tác sáng tạo một môi trường thuận lợi cho việc phát triển và thực hiện các chương trình chống doping mạnh mẽ và bền vững. Chính triết lý này đã dẫn đến sự ra đời của Tổ chức chống doping thế giới cách đây 22 năm và triết lý này vẫn đúng cho đến ngày nay.
Các thành viên của Tổ chức chống doping thế giới đã giải thích tại diễn đàn một số biện pháp hiện đang được thực hiện, bao gồm cả nội dung liên quan đến tài trợ cho chống doping. Tổ chức chống doping thế giới cũng có kế hoạch chiến lược 2020-2024, trong đó có 06 ưu tiên, một trong số đó là "các bước đi táo bạo để chủ động giải quyết các vấn đề mới nổi với sự nhanh nhạy và các giải pháp sáng tạo trên tất cả các khía cạnh của chống doping".
Tổng giám đốc của Tổ chức chống doping thế giới, Olivier Niggli, đã khuyến khích sự phối hợp tích cực và vạch ra một số thách thức mà Tổ chức chống doping thế giới phải đối mặt cũng như kế hoạch giải quyết những thách thức này.
Cơ quan kiểm tra quốc tế đưa ra 5.400 khuyến nghị thử nghiệm trước Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022
Cơ quan kiểm tra quốc tế đã bắt đầu triển khai chương trình chống doping giai đoạn trước Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 với hơn 5.400 khuyến nghị kiểm tra. Chương trình này này đã được tạo ra với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các Liên đoàn thể thao quốc tế và các Tổ chức chống doping quốc gia, nhóm chuyên gia trước Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Một đánh giá rủi ro có hệ thống đối với các VĐV dự kiến thi đấu tại Bắc Kinh 2022 cũng đã được áp dụng.
Chương trình này cũng đã tính đến những VĐV đủ điều kiện tiềm năng có thể không giành được suất tham dự Thế vận hội Olympic mùa đông, và các khuyến nghị hiện đã được chia sẻ với các Liên đoàn thể thao quốc tế và các cơ quan phòng chống doping quốc gia hoặc khu vực.
Trước Pyeongchang 2018 – sự kiện có 2.922 VĐV tranh tài - 3.500 khuyến nghị kiểm tra đã được ban hành trước khi sự kiện diễn ra. Cơ quan kiểm tra quốc tế nhấn mạnh rằng các khuyến nghị đều nhắm mục tiêu giúp tránh và giảm bất kỳ khoảng trống kiểm tra nào vào thời điểm quan của quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội. Cho đến khi Thế vận hội Olympic mùa đông bắt đầu, nhóm chuyên gia trước Bắc Kinh 2022 của Cơ quan kiểm tra quốc tế sẽ giám sát việc thực hiện các bài kiểm tra được khuyến nghị này.
Nhóm cũng đang xem xét đưa ra nhiều khuyến nghị để kiểm tra vào thời điểm sát Thế vận hội, khi có thêm thông tin về các VĐV tham dự.Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 dự kiến diễn ra từ ngày 4 - 20 /2 /2022. Sau đó, Paralympic sẽ diễn ra từ ngày 4 -13/3.
A.T