OCA kêu gọi các Ủy ban Olympic quốc gia tập trung vào vấn đề bình đẳng giới tại Á vận hội lần thứ 19 năm 2022

Hội đồng Olympic châu Á yêu cầu 45 Ủy ban Olympic quốc gia thành viên tập trung mạnh mẽ vào mục tiêu bình đẳng giới thông qua việc tập hợp lực lượng VĐV tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu, Trung Quốc vào năm tới.

Sau cuộc họp trực tuyến của Ban điều hành Hội đồng Olympic châu Á Tổng Giám đốc Husain Al Musallam đã viết thư gửi tới tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia để khuyến khích các tổ chức này lựa chọn thêm nhiều VĐV nữ tham gia vào đoàn thể thao.

Tổng Giám đốc Husain Al Musallam nhấn mạnh sự tham gia ngày càng nhiều của các VĐV nữ tại Đại hội thể thao châu Á chắc chắn sẽ giúp nâng cao nhận thức và tiêu chuẩn kỹ thuật của các môn thể thao dành cho phụ nữ trong tương lai gần. Đại hội thể thao châu Á được coi là sự kiện cung cấp một nền tảng duy nhất cho các VĐV nữ trẻ tham gia tranh tài. Việc thúc đẩy phụ nữ tham gia thể thao và là nguồn cảm hứng mà Hội đồng Olympic châu Á mang đến cho các thế hệ nữ VĐV tương lai trên khắp châu lục. Đại hội thể thao châu Á không chỉ là sự kiện được tổ chức để giành huy chương mà còn là môi trường thân thiện và sòng phẳng.

Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Hàng Châu, miền đông Trung Quốc từ ngày 10 đến 25/9/2022 với 40 môn thể thao, 61 phân môn và 482 nội dung. Dự kiến ​​sẽ có khoảng 10.000 VĐV tham dự sự kiện này.

Tổ chức chống doping thế giới cam kết xem xét tình trạng cần sa trong danh sách chất cấm

Ủy ban điều hành Tổ chức chống doping thế giới đã xác nhận một đánh giá khoa học về tình trạng cần sa là một chất cấm và cũng tuyên bố 06 tổ chức, bao gồm các cơ quan chống doping quốc gia của Rumani, Thái Lan và Indonesia - không tuân thủ.

Sự hiện diện của cần sa trong danh sách chất cấm của Tổ chức chống doping thế giới sau khi VĐV chạy nước rút người Mỹ Sha'Carri Richardson có kết quả xét nghiệm dương tính với loại thuốc kích thích này. Cần sa bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới nhưng là chất kích thích hợp pháp tại nhiều bang của Mỹ.

Sha'Carri Richardson đã giành chiến thắng ở cự ly 100 mét nữ nhưng lại cho kết quả dương tính với cần sa vào cùng ngày, dẫn đến việc Cơ quan chống doping Hoa Kỳ ban hành quyết định cấm thi đấu trong một tháng cùng với việc hủy kết quả tại các giải đấu vòng loại của nữ VĐV 21 tuổi này.

Chủ tịch điền kinh thế giới Sebastian Coe là một trong số những người đã truy vấn lệnh cấm cần sa cũng như cho rằng cần xem xét lại vấn đề này đặc biệt là khi việc đình chỉ Sha'Carri Richardson gây ra phản ứng dữ dội ở Mỹ.

Cần sa sẽ vẫn bị cấm cho đến năm 2022, trong thời gian đó nhóm cố vấn chuyên gia về danh sách của Tổ chức chống doping thế giới sẽ tiến hành xem xét, rà soát các vấn đề liên quan.

Tổ chức chống doping thế giới cho biết sẽ chỉ có những sửa đổi hạn chế đối với danh sách chất cấm cho năm 2022, sau cuộc họp mới nhất của Ủy ban điều hành tại Istanbul.

Một sửa đổi trong đó là tất cả các đường tiêm sử dụng glucocorticoid trong sự kiện đã được phê duyệt vào tháng 9/2020 và sẽ được thực hiện từ ngày 1/1 năm sau.

Sự trì hoãn này nhằm tạo thêm thời gian cho việc giáo dục các VĐV và nhân viên y tế về sự thay đổi nhằm giúp họ tránh được những bất lợi không đáng có.

Sau thời gian đó, các VĐV sẽ không còn quyền truy cập vào dữ liệu huyết học trong hộ chiếu sinh học VĐV trong hệ thống quản lý và quản lý chống doping. Theo luật bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu, các VĐV có thể tiếp tục phải gửi yêu cầu trong vòng 30 ngày để có bản sao dữ liệu máu của mình.

Về việc tuân thủ Bộ luật chống doping thế giới, sáu Tổ chức chống doping quốc gia đã được tuyên bố là không tuân thủ, cộng với hai Liên đoàn thể thao quốc tế.

Theo đó, Liên đoàn bóng rổ quốc tế dành cho người khiếm thính, Cộng đồng Đức của Tổ chức chống doping quốc gia Bỉ, Liên đoàn thể thao Gira quốc tế và các Tổ chức chống doping quốc gia của Montenegro, Romania và Thái Lan đều được Ủy ban điều hành xác nhận là không tuân thủ vì không thực hiện đầy đủ phiên bản năm 2021 của Bộ quy tắc trong cấu trúc pháp lý của họ.

Các Tổ chức chống doping quốc gia của Triều Tiên và Indonesia đã bị tuyên bố là không tuân thủ vì không tuân thủ Bộ luật trong các chương trình chống doping của họ.

Các tuyên bố về việc không tuân thủ đã được khuyến nghị bởi Ủy ban đánh giá Tuân thủ độc lập của Tổ chức chống doping thế giới và được Ủy ban điều hành đóng dấu thông qua.

Thêm 10 Tổ chức chống doping quốc gia đã được cấp thời hạn 4 tháng để sửa chữa và thực hiện các đề xuất được gửi đến Tổ chức chống doping thế giới nhằm khắc phục những vấn đề không phù hợp với Quy tắc hoặc để giải quyết vấn đề về việc không tuân thủ.

Tổng giám đốc Tổ chức chống doping thế giới Olivier Niggli cho biết, một trụ cột trung tâm trong sứ mệnh của tổ chức là giám sát hoạt động của các bên ký Bộ quy tắc để đảm bảo họ luôn tuân thủ. Điều quan trọng đối với chương trình toàn cầu là tất cả các môn thể thao và tất cả các quốc gia tuân theo cùng một bộ quy tắc và thực hiện tuân thủ các chương trình chống doping. Sự hài hòa này có nghĩa là các VĐV hiểu rõ hệ thống chống doping cho dù họ đến từ đâu hay đang thi đấu ở đâu.

Với nỗ lực tránh khẳng định việc không tuân thủ đối với các bên ký kết, Tổ chức chống doping thế giới đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ các bên liên quan. Tuy nhiên, khi nỗ lực chung đó không thành công, Tổ chức chống doping thế giới sẽ tuân theo Bộ quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế về tuân thủ quy tắc của các bên ký kết để hành động nhằm duy trì hệ thống và bảo vệ thể thao.

Tổ chức chống doping thế giới sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với từng bên ký kết để đảm bảo họ có thể trở lại tuân thủ hoặc được xóa khỏi danh sách theo dõi càng nhanh càng tốt.

Bản sửa đổi đối với chính sách ưu tiên của Tổ chức chống doping thế giới với nhiều thông tin hơn về thay đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2022 sẽ được cung cấp trong những tuần tới sẽ khiến các Tổ chức chống doping quốc gia, các Liên đoàn thể thao quốc tế và các tổ chức sự kiện lớn phải đối mặt với các yêu cầu bổ sung về việc thực thi Quy tắc,

Báo cáo tạm thời thứ hai của nhóm công tác về rà soát cải cách quản lý của Tổ chức chống doping thế giới đã được trình bày tại Istanbul, báo cáo đầy đủ sẽ được trình bày tại cuộc họp tiếp theo tại thủ đô Paris của Pháp vào ngày 24 /11.

Chủ tịch Tổ chức chống doping thế giớ Witold Bańka cho biết cải cách cơ cấu quản lý của Tổ chức chống doping thế giới đã mang lại những cải tiến đáng kể đối với cách cơ quan được quản lý. Giờ đây, với nhiều thành viên độc lập hơn trong toàn tổ chức, công tác quản lý của tổ chức cũng được hưởng lợi từ sự đại diện nhiều hơn của các VĐV và Tổ chức chống doping quốc gia. Tổ chức tiếp tục áp dụng đầy đủ quá trình cải cách đang diễn ra để đảm bảo công tác quản lý phát triển cùng với sứ mệnh toàn cầu về thể thao không doping.

Chủ tịch Witold Bańka bày tỏ sự hài lòng với các quyết định được đưa ra. Những quyết định này sẽ giúp tăng cường hơn nữa chương trình chống doping toàn cầu và bảo vệ thể thao trong sạch. Đặc biệt, các quyết định của ủy ban liên quan đến việc tuân thủ, danh sách chất cấm năm 2022 và một số lĩnh vực liên quan đến khoa học sẽ chứng tỏ tầm quan trọng đối với sự thành công liên tục của hệ thống và vì lợi ích của các VĐV trên toàn thế giới.

A.T