Chương trình được tổ chức để phản ánh những mục tiêu của các phong trào Olympic và Paralympic là thúc đẩy một xã hội hòa bình, quan tâm đến việc bảo tồn phẩm giá con người và tạo ra một thế giới hòa nhập.
Ban Tổ chức đang sử dụng các sự kiện toàn cầu để cố gắng làm cho Tokyo và Nhật Bản trở nên đa dạng và bao trùm nhất có thể. Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế cho biết: Sáng kiến vốn là một phần của di sản mạnh mẽ của Thế vận hội Olympic mùa hè Toko 2020. Sự đa dạng và hòa nhập là những thành phần không thể thiếu trong tầm nhìn của Ủy ban Olympic quốc tế hướng đến mục tiêu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua thể thao bởi vì cùng nhau chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn”.
Nhờ những nỗ lực của Ủy ban Olympic quốc tế, Tokyo 2020 đã trở thành một kỳThế vận hội Olympic mùa hè cân bằng giới tính nhất trong lịch sử, đánh dấu một cột mốc mới trong nỗ lực của Ủy ban Olympic quốc tế nhằm tạo ra một thế giới thể thao bình đẳng giới.
Các mục tiêu chính của sáng kiến trên đãđóng một vai trò thiết yếu trong việc đạt được Tầm nhìn Thế vận hội Tokyo 2020, rằng môn thể thao có "sức mạnh thay đổi thế giới và tương lai của chúng ta". Hành động cũng nhằm đảm bảo rằng những người tham gia Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 có thể thể hiện cá tính của họ và tôn trọng sự khác biệt của nhau. Mục đích cuối cùng là tạo cơ hội cho mọi người suy nghĩ về những gì họ có thể làm cho xã hội.
Yuriko Koike, Thống đốc Tokyo cho biết: "Là thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic, chính quyền Thủ đô Tokyo vui mừng hoan nghênh sáng kiến này hướng tới một xã hội nơi mọi người được sống tự do như chính mình. Chúng tôi đã tận dụng cơ hội của Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè Tokyo 2020 để phát triển một loạt các biện pháp nhằm tạo ra các thành phố và xã hội thân thiện với tất cả mọi người, bao gồm cả việc ban hành sắc lệnh nhằm thực hiện nguyên tắc tôn trọng nhân quyền và khuyến khích tiếp cận không có rào cản. Chúng tôi hy vọng biến Tokyo trở thành một thành phố đa dạng phong phú, nơi mỗi người - bao gồm cả phụ nữ, nam giới, trẻ em, người già, người khuyết tật và thiểu số giới tính - có thể phát triển."
Chiến dịch "WeThe15 - Chúng tôi 15" được phát động trước thềm Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020
Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020, 15 tổ chức sẽ phối hợp để khởi động "WeThe15 - Chúng tôi 15", một chiến dịch nhằm đại diện cho 1,2 tỷ người khuyết tật trên thế giới.
Chiến dịch WeThe15 sẽ được triển khai dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Paralympic quốc tế và Liên minh Người khuyết tật quốc tế, có sự tham gia của các tổ chức của thế giới thể thao, nhân quyền, chính sách, kinh doanh, nghệ thuật và giải trí.
Mục tiêu chính của chiến dịch là đặt người khuyết tật vào trung tâm của chương trình nghị sự toàn cầu về sự đa dạng và hòa nhập. Các mục tiêu khác là giới thiệu các hoạt động giúp thúc đẩy hòa nhập xã hội, giúp người khuyết tật tham gia đầy đủ vào xã hội, tăng khả năng thể hiện của người khuyết tật và thúc đẩy công nghệ trợ giúp.
13 tổ chức tham gia vào chiến dịch cùng với Ủy ban Paralympic quốc tế và Liên minh Người khuyết tật quốc tế là: tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc; Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc; Liên minh các nền văn minh Liên hợp quốc; Thế vận hội đặc biệt; Invictus Games; Ủy ban thể thao quốc tế cho người điếc; Tổ chức hành động vì các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; Ủy ban châu Âu; Giá trị 500; Công dân toàn cầu; Trung tâm đổi mới người khuyết tật toàn cầu; Tổ chức người khuyết tật và phát triển quốc tế; Liên minh toàn cầu của các Tổ chức công nghệ hỗ trợ.
Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons cho biết: “ "WeThe15 - Chúng tôi 15" mong muốn trở thành chiến dịch nhân quyền dành cho người khuyết tật lớn nhất từ trước đến nay với mục tiêu đặt người khuyết tật là trọng tâm của chương trình hòa nhập, cùng với sắc tộc, giới tính và khuynh hướng tình dục. Bằng cách hợp nhất một số tổ chức quốc tế hàng đầu và 1,2 tỷ người khuyết tật trên thế giới tham gia vào một phong trào chung, chúng tôi sẽ tạo ra sự khác biệt hữu hình và rõ ràng cho nhóm người bị thiệt thòi lớn nhất hành tinh”.
"Thể thao và các sự kiện như Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020 sắp tới là những phương tiện cực kỳ mạnh mẽ để thu hút khán giả toàn cầu. Bằng cách hợp tác với Thế vận hội đặc biệt, Invictus Games và Ủy ban thể thao quốc tế cho người điếc sẽ có ít nhất một sự kiện thể thao quốc tế lớn dành cho người khuyết tật để giới thiệu mỗi năm từ nay đến năm 2030. Những sự kiện thể thao này tạo thêm giá trị to lớn cho chiến dịch và nhấn mạnh tác động tích cực của thể thao đối với xã hội. Tôi thực sự tin rằng WeThe15 có thể thay đổi cuộc chơi thực sự cho những người khuyết tật.", Chủ tịch Andrew Parsons nhấn mạnh
Để đánh dấu sự ra mắt của "WeThe15 - Chúng tôi 15", 15 hoạt động khác nhau đã được lên kế hoạch bao gồm: một bộ phim dài 90 giây tôn vinh người khuyết tật và ra mắt biểu tượng màu tím mang tính hòa nhập. Hơn 125 địa danh trên khắp thế giới sẽ được thắp sáng bằng màu tím, bao gồm Tòa nhà Empire State ở New York, Tokyo Skytree và Cầu Rainbow, Đấu trường La Mã ở Rome, London Eye, Thác Niagara và Thành phố Paris.
Bộ phim tôn vinh người khuyết tật sẽ được giới thiệu trong Lễ khai mạc Paralympic mùa hè Tokyo 2020 vào thứ Ba ngày 24/8. Hơn 20.000 nhãn dán WeThe15 sẽ được phân phát cho các VĐV trong Làng Paralympic.
Ủy ban Olympic Thụy Điển sẽ hỗ trợ cho 06 nhà nghiên cứu thể thao
Ủy ban Olympic Thụy Điển sẽ hỗ trợ sáu nhà nghiên cứu thể thao như một phần của chương trình phát triển mới kéo dài hai năm trong khuôn khổ Olympisk Offensiv. Olympisk Offensiv được Ủy ban Olympic Thụy Điển phát động vào năm 2019 nhằm tạo ra thành công cho thể thao Olympic thông qua việc đầu tư vào các VĐV trẻ có triển vọng.
Peter Reinebo, Giám đốc hoạt động của Ủy ban Olympic Thụy Điển cho biết: mục đích của sáng kiến mới nhất này là hỗ trợ các nhà lãnh đạo tương lai trong nghiên cứu liên quan đến hoạt động và thể thao biểu diễn. Mục đích là để có được sự tương tác gia tăng trong công việc nghiên cứu và phát triển.
Chương trình phát triển sẽ bao gồm một kế hoạch đào tạo lãnh đạo tương ứng, trao đổi liên ngành với các nhà nghiên cứu hàng đầu và hợp tác với các thành viên của chương trình Tài năng và Hàng đầu của Ủy ban Olympic Thụy Điển. Phó giáo sư Filip Larsen - chuyên gia về sinh lý và dinh dưỡng, Katarina Steding-Ehrenborg - chuyên gia về tim, Anna Melin - chuyên về dinh dưỡng và Eric Hamrin Senorski - chuyên về y học thể thao và vật lý trị liệu là các chuyên gia được mời tham gia chương trình. Ngoài ra còn có giáo sư Carl-Johan Boraxbekk, từ khoa khoa học thần kinh nhận thức của Đại học Copenhagen và Andreas Almqvist, chuyên về thiết bị và công nghệ.
Tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020, Thụy Điển đã đạt được 03 HCV và 09 HCB, vượt qua mục tiêu giành ít nhất 08 huy chương.
A.T