Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á ca ngợi Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 là sự kiện "thành công hơn mong đợi"

Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah đã mô tả Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 là sự kiện " thành công xuất sắc".

Chủ tịch Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah cũng là thành viên Ủy ban Olympic quốc tế đánh giá cao Ban Tổ chức Tokyo 2020, Ủy ban Olympic Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản đã có thể tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè trong thời kỳ đại dịch toàn cầu.

Ông cũng gửi lời chúc mừng tới các bên liên quan đã góp phần tổ chức một Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 tuyệt vời như vậy.

“Hơn 11.000 VĐV từ 205 Ủy ban Olympic quốc gia và đội tuyển tị nạn Olympic đã tham dự Thế vận hội mùa hè và mang lại sự phấn khích trên khắp thế giới. Những anh hùng dân tộc mới đã được tạo ra, những người sẽ chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử bởi những gì họ đã đạt được vào thời điểm khó khăn này. Họ đã vực dậy tinh thần của người dân và mang lại niềm tự hào cho người dân đất nước mình. Hội đồng Olympic châu Á xin bày tỏ sự ủng hộ hết mình đối với quyết định đăng cai Thế vận hội Olympic mùa hè, một sự kiện đã thành công xuất sắc”, Chủ tịch Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah nhấn mạnh

Chủ tịch Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah cũng chỉ ra những nỗ lực của Ủy ban Olympic các quốc gia châu Á và các VĐV của họ qua những màn biểu diễn trình độ cao. Điều này cho thấy sự phát triển của các VĐV châu Á và sự tiến bộ từ Đại hội thể thao châu Á đến Thế vận hội Olympic.

Đại hội thể thao châu Á có thể được coi là một bước đệm quan trọng cho Thế vận hội Olympic và mang lại cho các VĐV từ tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia kinh nghiệm để thăng hoa ở cấp độ cao nhất.

Tokyo 2020 cũng là sự kiện ghi dấu lần thứ hai trong 03 kỳ Thế vận hội Olympic liên tiếp được tổ chức ở châu Á gồm: Thế vận hội Olympic mùa đông Pyeongchang, Thế vận hội Mùa đông vào năm 2018 và Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh chuẩn bị được tổ chức vào năm 2022.

Chủ tịch Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah khẳng định: “Ủy ban Olympic quốc tế có một đối tác đáng tin cậy ở châu Á. Chúng tôi chắc chắn rằng Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh vào tháng Hai tới sẽ tiếp tục câu chuyện thành công này, đặc biệt là Ban tổ chức Bắc Kinh 2022 sẽ học được rất nhiều từ Tokyo 2020 về các quy trình và thủ tục cần thiết để tổ chức một Thế vận hội Olympic vào thời điểm chưa từng có trên toàn cầu này”.

Đây được coi là lần đầu tiên Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông và sự kiện này cũng sẽ đưa Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên đăng cai cả hai kỳ Thế vận hội Olympic mùa hè và mùa đông.

Chủ tịch Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah cũng gửi lời mời cộng đồng Olympic toàn cầu tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9/2022.

Các thành phố đăng cai Olympic cam kết sẽ đối phó với biến đổi khí hậu

Năm thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic đã tuyên bố sẽ "giải quyết ngay tình trạng khẩn cấp về khí hậu" trong nỗ lực đảm bảo phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19. Ngay trước thềm Lễ Bế mạc Thế vận hội Tokyo 2020, chính quyền Thủ đô Tokyo đã tổ chức Diễn đàn mang tên “Tokyo phục hồi bền vững" với sự tham gia của Thị trưởng của các thành phố đăng cai tổ chức Paris 2024, Los Angeles 2028 và Brisbane 2032.

Thị trưởng Paris Anne Hidalgo và Thống đốc Tokyo Yuriko Koike đã trực tiếp tham dự hội nghị. Các Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti, Thị trưởng Brisbane Adrian Schrinner và Soham El Wardini, Thị trưởng Dakar chủ nhà của Thế vận hội Olympic trẻ mùa hè 2026 tham gia theo hình thức trực tuyến.

Một tuyên bố dài 368 đã được Tokyo, Brisbane, Dakar, Los Angeles và Paris thông qua thừa nhận tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết biến đổi khí hậu.

Các thành phố đăng cai tuyên bố họ có nhiệm vụ lớn là đóng vai trò cụ thể và tích cực để đảm bảo tìm ra cách giải quyết những thách thức toàn cầu.

Tuyên bố nêu rõ: "Phục hồi sau đại dịch không chỉ đơn giản là trở lại cuộc sống trước COVID-19. Nó mang đến cơ hội để nhận ra các xã hội kiên cường và bền vững với sự đa dạng và hòa nhập, đồng thời ứng phó linh hoạt với những thay đổi mà cuộc khủng hoảng COVID-19 đã mang lại cho xã hội để nhận thức về các giá trị. Chúng ta cũng không được quên nhiệm vụ đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây nguy hiểm cho tương lai của nhân loại. Đã đến lúc phải đẩy nhanh các hành động. Dưới khẩu hiệu 'Đã đến lúc phải hành động', chúng ta phải giải quyết ngay tình trạng khẩn cấp về khí hậu!"

Tuyên bố cũng nhấn mạnh cam kết của Tokyo trong việc "hiện thực hóa một xã hội hòa nhập thực sự" hay biến "sự thống nhất trong đa dạng" và "kết nối với ngày mai" trở thành tầm nhìn thực sự của Thế vận hội.

Tuyên bố khẳng định thủ đô Nhật Bản có nhiều sáng kiến ​​khác nhau để để lại "những di sản có giá trị trong nhiều lĩnh vực", trong đó có việc ra mắt các trò chơi thân thiện với môi trường cũng như phổ biến nghệ thuật và văn hóa.

Tuyên bố chỉ ra rằng nghệ thuật và văn hóa không chỉ là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của các thành phố mà còn rất quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần và tạo ra nguồn cảm hứng, hoạt động và khám phá các giá trị mới

Các Bên thống nhất trong tuyên bố rằng với tất cả khát vọng để tạo ra một tương lai tươi sáng và để lại một hành tinh giàu có cho các thế hệ mai sau, sẽ tham gia vào các nỗ lực vì sự phục hồi xanh, công bằng và bền vững ở nhiều khía cạnh liên quan đến toàn xã hội, bao gồm môi trường, kinh tế, văn hóa, thể thao, quyền con người, nhận thức và hành vi của cộng đồng, nhằm mục đích thực hiện cuộc sống bền vững cho tất cả mọi người và sẽ mở rộng và thiết lập khát vọng này trên toàn thế giới. "

Cũng tại diễn đàn, Thị trưởng Tokyo Koike và Thị trưởng Paris Hidalgo đã công bố tuyên bố chung về tăng cường quan hệ giữa hai thành phố, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì "đối thoại liên tục trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau". Thể thao, môi trường, văn hóa, du lịch, thủ công và thiết kế đã được xác nhận là năm lĩnh vực hợp tác giữa Paris và Tokyo.

Hai thành phố đã cam kết làm cho thể thao "dễ tiếp cận với tất cả mọi người", bao gồm cả người khuyết tật, xây dựng "xã hội các-bon thấp, bền vững và có khả năng phục hồi" và thực hiện "các chương trình văn hóa và nghệ thuật thúc đẩy sự đa dạng và giàu có về văn hóa của hai Bên".

Như vậy, Paris và Tokyo tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy hơn nữa trao đổi và hợp tác với tư cách là thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 và Paris 2024.

Hai Bên cũng khẳng định sẽ cùng nhau quảng bá các dịch vụ du lịch tương ứng của mình thông qua các chiến dịch chung và thúc đẩy trao đổi các thợ thủ công và nhà thiết kế ở thành phố của hai Bên thông qua các cuộc họp, hội thảo và các dự án sản xuất chung.

Hợp tác và đoàn kết giữa các thành phố là rất quan trọng để đạt được sự phục hồi bền vững sau cuộc khủng hoảng, cả trong việc đạt được một xã hội bền vững, tôn trọng sự đa dạng và đối phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

A.T