Trong một tuyên bố trước Quốc hội, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao của đất nước, Mustapha Ussif, cho biết thay vì xây dựng một cơ sở mới ở Borteyman, việc cải tạo Sân vận động Legon bị bỏ hoang tại Đại học Ghana sẽ được tiến hành. Bộ trưởng Ussif cũng chỉ ra lý do của sự thay đổi này là bởi các hạn chế tài chính do COVID-19 gây ra. Nguồn kinh phí cho Sân vận động mới sẽ vào khoảng 200 triệu đô la Mỹ.
Cũng theo Bộ trưởng Ussif: “Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các mốc thời gian, Bộ Thanh niên và Thể thao với sự tham vấn của Ban tổ chức, đã áp dụng phương pháp kết hợp để tận dụng cơ sở vật chất hiện có tại Đại học Ghana và trang bị các cơ sở phụ trợ khác cần thiết để đăng cai Đại hội một cách hiệu quả, tiết kiệm.
Bên cạnh dư luận lo ngại liên quan tới sự ảnh hưởng của Covid-19, Bộ trưởng Ussif vẫn kiên định cam kết đảm bảo cơ sở hạ tầng của thủ đô sẽ sẵn sàng để phục vụ đăng cai Đại hội thể thao châu Phi năm 2023 và sẽ sử dụng các cơ sở mới và cải tạo các cơ sở khác cho sự kiện.
Việc cải tạo lại Sân vận động Legon sẽ bao gồm việc thay thế đường chạy điền kinh hiện có và xây dựng các đường chạy khởi động mới.
Accra 2023 sẽ là phiên bản thứ 13 của Đại hội thể thao châu Phi thành phố này vượt qua các đối thủ Abuja và Ouagadougou, các thủ đô tương ứng của Nigeria và Burkina Faso.
Đây sẽ là lần đầu tiên một kỳ Đại hội thể thao châu Phi được tổ chức tại Ghana. Nigeria và Algeria đều đã đăng cai Đại hội thể thao châu Phi hai lần, nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia châu Phi nào.
Các địa điểm thi đấu tại Hàng Châu 2022 sẽ được sử dụng vào mục đích công cộng sau khi Đại hội kết thúc
Ban tổ chức Đại hội thể thao châu Á 2022 Hàng Châu đã cam kết đảm bảo các địa điểm thi đấu của Đại hội thể thao châu Á 2022 được đưa vào sử dụng phục vụ mục đích công cộng sau khi sự kiện kết thúc.
Theo Phó tổng thư ký Hàng Châu 2022 Chen Weiqiang, các địa điểm tại Khu liên hợp thể thao Olympic Hàng Châu và Trung tâm Triển lãm quốc tế lân cận đều có khả năng được chỉ định sử dụng công cộng sau Đại hội.
Phó Tổng thư ký Chen đã đưa ra những bình luận trên sau cuộc họp với các quan chức thành phố về Đại hội. Ngoài ra, một Bảo tàng Đại hội thể thao Châu Á và một trung tâm hoạt động dành cho thanh thiếu niên sẽ được thành lập tại Khu liên hợp thể thao Olympic, nơi có sân vận động "Big Lotus" với sức chứa 80.000 người. Địa điểm này đã được thông qua là nơi đăng cai thi đấu môn điền kinh cũng như Lễ Khai mạc và Bế mạc của Đại hội.
Vào cuối năm nay, Hàng Châu 2022 sẽ tổ chức các sự kiện thi đấu thử nghiệm cho các môn điền kinh, bóng rổ, chèo thuyền, thể thao dưới nước, đạp xe đường trường, bắn súng, bóng bầu dục, bóng bàn, judo và taekwondo.
Hàng Châu 2022 cũng cho biết: hơn 109.000 người, trong đó có 329 người nước ngoài, đã đăng ký trở thành tình nguyện viên tại Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á. Tổng cộng 50.000 tình nguyện viên sẽ được tuyển dụng.
Úc bổ sung thêm 24 thành viên vào đội tuyển điền kinh tham dự Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020
Úc đã bổ sung thêm 24 thành viên vào đội tuyển điền kinh tham dự Thế vận hội Paralympic mùa hè Tokyo 2020, nâng tổng số thành viên đoàn thể thao điền kinh Paralympic nước này lên 36 VĐV.
09 VĐV đã được Paralympics Úc công bố trước đó cùng với bộ ba VĐV giàu kinh nghiệm Christie Dawes, Evan O'Hanlon và Angie Ballard.
Trong số này, Todd Hodgetts đã mang về chiếc HCV cho thể thao Paralympic Úc tại Thế vận hội Paralympic mùa hè Luân Đôn 2012 ở môn đẩy tạ hay nhà vô địch 100m tại Thế vận hội Paralympic mùa hè Rio 2016 đều khẳng định rằng từ năm 2013 trở đi, thể thao Paralympic có sự khởi sắc nhờ kết hợp tốt giữa sức trẻ và kinh nghiệm. Giải vô địch thế giới 2017 và 2019 chính là xuất phát điểm cho kết quả đạt được hiện nay và vì vậy phải cố gắng và tận dụng kết quả đó.
Các đại diện của Paralympic Úc có khả năng giành được huy chương, thậm chí là HCV. Reardon đã không thi đấu quốc tế kể từ Giải vô địch thế giới 2017 sự kiện ghi dấu chiến thắng ở cự ly 100m hạng thương tật T42 nam nhưng Reardon sẽ trở lại với kỳ Paralympic thứ ba của mình.
Tim Logan và Vincent Donnadieu sẽ là thành viên của đoàn thể thao Paralympic Úc với vai trò hướng dẫn viên cho VĐV điền kinh khiếm thị Jarryd Clifford trong cuộc thi marathon nam.
Luke Bailey, Daniel Bounty, Michal Burian, Ari Gesini, Alissa Jordaan, Robyn Lambird, Jaydon Page, Samantha Schmidt và Maria Strong sẽ là những VĐV lần đầu tiên có mặt trong đội tuyển Paralympic Úc.
Giám đốc điều hành của Điền kinh Úc, Peter Bromley cho biết: "Đội tuyển điền kinh Úc có bề dày lịch sử thành công tại Thế vận hội Paralympic, nhưng điều thú vị hơn là sự kết hợp kinh nghiệm của các thế hệ kế cận mà chúng tôi có được trong đội tuyển này. Chúng tôi có những cựu binh thực sự - Christie Dawes sẽ tham dự Thế vận hội Paralympic lần thứ bảy, thành tích mà chỉ có một đại diện khác duy nhất của điền kinh Úc vượt qua. Chúng tôi có Angie Ballard và Evan O’Hanlon lần lượt tham dự Thế vận hội thứ sáu và thứ tư của mình và chúng tôi có thêm 09 tân binh đầy tiềm năng. Đội điền kinh Úc có một nhiệm vụ lớn ở phía trước, nhưng chúng tôi mong muốn được chứng kiến tất cả 36 đại diện điền kinh thi đấu khởi sắc. Đã chờ đợi rất lâu, nhưng tôi biết họ đã sẵn sàng để làm cho đất nước tự hào."
Các thành viên khác của đội còn có Samuel Carter, Samuel Harding, Guy Henly, Isis Holt, Nicholas Hum, Rosemary Little, Sam McIntosh, Ella Pardy, Jayden Sawyer và Sarah Walsh.
Trước đó, Clifford là một trong 10 VĐV được xác nhận vào tháng 9/2020, cùng với Corey Anderson, Eliza Ault-Connell, Rhiannon Clarke, Madison de Rozario, Sarah Edmiston, Deon Kenzie, nhà vô địch nhảy xa Rio 2016 Vanessa Low, Rheed McCracken và Michael Roeger . Trong đó, Roeger và De Rozario sẽ thi đấu tại Thế vận hội Paralympic thứ tư của họ. VĐV chạy nước rút khiếm thị Chad Perris và VĐV chạy 800m bị bại não James Turner là những thành viên mới được bổ sung vào đội.
Ủy ban Olympic Campuchia kêu gọi sự ủng hộ từ quê nhà
Mặc dù huy chương Thế vận hội Olympic chỉ là giấc mơ xa vời đối với nhiều VĐV và các quốc gia ở Tokyo, nhưng điều này không có nghĩa là họ không có mục tiêu và tham vọng của riêng mình. Và Campuchia là một trường hợp như thế.
Tokyo 2020 là lần xuất hiện thứ 10 của quốc gia này kể từ lần ra mắt vào năm 1956 và họ vẫn chưa giành được huy chương nào.
Các VĐV của Campuchia trong đó có Kheun Bunpichmorakat, mới 14 tuổi cũng muốn ghi dấu ấn với cổ động viên ở quê nhà khi nước này sắp đăng cai kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 2023.
Đây cũng là cơ hội để các VĐV và Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia thúc đẩy thể thao và thi đấu quốc tế trong quá trình xây dựng SEA Games, với sự tham gia của 11 Ủy ban Olympic quốc gia trong khu vực.
Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia Vath Chamroeun đã đăng tin từ Tokyo để thông báo với công chúng rằng các VĐV đã nỗ lực tập luyện chăm chỉ mỗi ngày. Sự động viên tinh thần không ngừng của mỗi người dân ở quê nhà chính là nguồn động lực to lớn đối với các VĐV Campuchia.
A.T