Ủy ban Olympic quốc gia Kenya ký Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Thể thao trước thềm Tokyo 2020

Ủy ban Olympic quốc gia Kenya đã ký Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Thể thao, Văn hóa và Di sản của nước này trước thềm Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Ủy ban Olympic quốc gia Kenya tuyên bố Biên bản thỏa thuận hợp tác sẽ đảm bảo vai trò thông suốt của hai tổ chức được xác định rõ nhằm mang lại một Thế vận hội Olympic thành công cho các VĐV của Kenya.

Sự chuẩn bị của Kenya cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, bị trì hoãn một năm do đại dịch COVID-19, đã được đẩy mạnh nhờ sự hỗ trợ tài chính của Bộ Thể thao, Văn hóa và Di sản.

Thư ký Nội các phụ trách Thể thao Amina Mohamed cho biết. "Điều này đang được thực hiện như một phần của lời hứa mà chúng tôi đã đưa ra, rằng chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các quy trình, hệ thống một cách minh bạch, hợp tác, đảm bảo sự rõ ràng".

Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Olympic quốc gia Kenya, Shadrack Maluki nói thêm: "Các tiêu chuẩn đã được thiết lập và tôi muốn cảm ơn Bộ trưởng Amina và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Joe Okudo vì tính chuyên nghiệp."

Biên bản thỏa thuận hợp tác được đưa ra sau khi Kenya hoàn thành giải đấu thử nghiệm Olympic môn điền kinh tại Kasarani.

Kenya đã giành được 06HCV tại Rio 2016. Đó là các huy chương của của Jemima Sumgong marathon nữ, Eliud Kipchoge marathon nam, Vivian Cheruiyot 5.000m nữ, Conseslus Kipruto leo núi 3.000m nam, Faith Kipyegon 1.500m nữ và David Rudisha 800m nam.

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach dự kiến đến thăm Hiroshima nhằm thúc đẩy hòa bình trước thềm Tokyo 2020 

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach sẽ đến thăm Hiroshima vào ngày 16/7 trong khuôn khổ nỗ lực thúc đẩy hòa bình trước thềm Thế vận hội Olympic và Paralympic ở Tokyo. Theo Kyodo News, Chủ tịch Thomaes Bach sẽ đến thăm địa điểm bị tàn phá bởi một quả bom nguyên tử vào năm cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, phó chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế John Coates cũng sẽ thực hiện một chuyến đi đến Nagasaki - một thành phố khác bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân vào cùng ngày mà Chủ tịch Thomas Bach đến Hiroshima.

Các chuyến thăm tới hai thành phố dự kiến ​​sẽ đánh dấu sự bắt đầu của Thỏa thuận ngừng bắn Olympic - được Liên hợp quốc thông qua - dự kiến ​​sẽ được tiến hành từ ngày 16/7 đến 12/9. Thỏa thuận nhằm đảm bảo ngăn chặn mọi hành động thù địch, cho phép các VĐV và khán giả được tham gia Thế vận hội Olympic và Paralympic ở thủ đô Nhật Bản.

Khoảng 140.000 người đã chết ở Hiroshima sau khi một quả bom nguyên tử được Không quân Hoa Kỳ thả xuống thành phố này vào ngày 6/8/1945. Ba ngày sau, Nagasaki tiếp tục bị ném bom khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng trước khi Nhật Bản đầu hàng, cuộc chiến kết thúc vào ngày 15/ 8.

Chủ tịch Thomas Bach trước đó đã lên kế hoạch đến thăm Hiroshima vào tháng 5 trùng với thời điểm hành trình ngọn đuốc đi qua khu vực này tuy nhiên chuyến thăm này đã bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.

Theo Kyodo News, các chuyến thăm theo kế hoạch đến Hiroshima và Nagasaki là một phần của Thỏa thuận ngừng bắn Olympic nhằm thúc đẩy hòa bình. Ủy ban Olympic quốc tế đã hồi sinh Thỏa thuận ngừng bắn Olympic vào năm 1992 và giờ thỏa thuận này có giá trị tại mỗi phiên tổ chức của Thế vận hội.

Ủy ban Olympic quốc tế và Ban tổ chức Tokyo 2020 sẽ thực hiện một loạt các quy định nghiêm ngặt mà họ cho rằng sẽ đảm bảo để Thế vận hội Olympic và Paralympic diễn ra an toàn và bảo mật, bao gồm việc giảm số lượng quan chức và lệnh cấm đến các khu du lịch.

Thế vận hội Olympic dự kiến ​​diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 8/8, sau đó là Paralympic từ ngày 24/ 8 đến ngày 5/9.

VĐV Mỹ tham gia chiến dịch nâng cao nhận thức ở Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020 

Các thành viên của đoàn thể thao Paralympic Hoa Kỳ đã tham gia vào một chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm thúc đẩy cộng đồng thể thao người khuyết tật làm động lực cho Tokyo 2020.

Chiến dịch "Show the World" được phát động cùng với ngày khai mạc Cuộc thi Thử tài cho các đội Paralympic Hoa Kỳ tại Minneapolis ở Minnesota, nơi đội tuyển điền kinh của quốc gia tham dự Thế vận hội đóng quân.

Các VĐV được giới thiệu tại các địa điểm vận động và phương tiện truyền thông xã hội sẽ thể hiện tài năng và niềm đam mê của mình thông qua thể thao. Chiến dịch "Show the World" được tổ chức để để tôn vinh sự khác biệt của những người khuyết tật trong Phong trào Paralympic, cũng như gửi đi thông điệp rằng chiến dịch "làm chúng ta mạnh mẽ hơn".

Giám đốc điều hành Sarah Hirshland của Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ cho biết: “về cốt lõi, Thế vận hội Paralympic thể hiện tính toàn diện và khả năng vô hạn của thể thao. Tài năng và sức mạnh đáng kinh ngạc của tất cả các VĐV Paralympic của đoàn thể thao Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện và cuối cùng giúp phát triển đường lối tham gia vào các môn thể thao Paralympic”.

Nữ VĐV Paralympic Femita Ayanbeku và Desmond Jackson môn điền kinh, VĐV HCB môn bắn cung Matt Stutzman, VĐV đoạt HCV Paralympic môn bóng chuyền ngồi Katie Holloway, VĐV đoạt HCV Paralympic môn đua xe đạp Oz Sanchez và VĐV xe lăn Paralympic David Wagner là những gương mặt đầu tiên tham dự chương trình.

Ayanbeku cho biết: “Trở thành một phần của chiến dịch này, mọi người sẽ thấy rằng khuyết tật không có nghĩa là bất lực. Chúng tôi mạnh mẽ hơn so với sự khác biệt về thể chất và đã đến lúc chúng tôi cho cả thế giới thấy".

“Show the World” là chiến dịch mới nhất mà Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ xây dựng để đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic Los Angeles vào năm 2028.

Tokyo 2020 dự kiến cung cấp vắc xin COVID-19 cho các tình nguyện viên

Theo đó, Ban tổ chức Tokyo 2020 sẽ cung cấp vắc xin COVID-19 cho tất cả các tình nguyện viên tham gia phục vụ Thế vận hội Olympic và Paralympic. Tờ Nhật Bản Nikkei, dẫn lời Ban tổ chức, cho biết tất cả 70.000 tình nguyện viên làm việc tại các địa điểm tổ chức Thế vận hội sẽ có thể được tiêm vắc xin.

Cũng theo Nhật Bản Nikkei, một số tình nguyện viên sẽ tiếp xúc với các VĐV đã được tiêm phòng. Dự kiến ​​sẽ mở rộng việc tiêm phòng cho các tình nguyện viên khác từ ngày 30/6. Các nhân công tham gia vào Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã bắt đầu được tiêm phòng vắc-xin COVID-19 vào đầu tháng như một phần của mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 2.500 nhân công mỗi ngày cho đến cuối tháng 8.

Chính phủ Nhật Bản đã ký một thỏa thuận với công ty dược phẩm Pfizer để cung cấp vắc xin COVID-19 cho 40.000 người sẽ làm việc tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Nhân viên, tình nguyện viên, đại diện phương tiện truyền thông được công nhận và nhân viên y tế là những người đủ điều kiện tiêm vắc-xin.

Các số liệu mới nhất của Chính phủ Nhật Bản công bố rằng 37,2 triệu liều vắc xin đã được triển khai cho đến nay. Tổng cộng 26,8 triệu liều đã được tiêm cho người dân nói chung bao gồm cả những người cao tuổi thuộc nhóm ưu tiên. Hơn 10,3 triệu nhân viên y tế đã được tiêm. Khoảng 11,7 triệu người được cho là đã tiêm cả hai liều vắc-xin COVID-19 cho đến nay, chiếm khoảng 9,2% dân số.

Ủy ban Olympic quốc tế và Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 sẽ thực hiện một loạt các quy định nghiêm ngặt trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic được tuyên bố là an toàn và bảo mật. Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 dự kiến ​​diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 8/8, sau đó là Paralympic từ ngày 24/ 8 đến ngày 5/ 9.

A.T