Ban tổ chức Tokyo 2020 ra mắt bục nhận huy chương cho Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020

Theo công bố của Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 bục nhận huy chương được làm từ nhựa tái chế với hai màu chủ đạo là xám và đen với các vòng tròn Olympic và biểu tượng Paralympic màu trắng.

Nhà thiết kế bục trao thưởng Tokolo Asao, cũng là người đã tạo ra các biểu tượng Tokyo 2020 cho biết: kết cấu của bục trao thưởng là điều quan trọng. Nó được làm từ nhựa, một thứ vật liệu có thể đã trở thành rác thải. Bục trao thưởng được thiết kế là những hộp nhựa rỗng với công nghệ hợp nhất khác nhau.

Ban tổ chức cho biết khoảng 24,5 tấn vật liệu tái chế đã được thu gom trong chiến dịch, được gọi là "dự án bục trao thưởng" được triển khai bởi đối tác tài trợ hàng đầu của Tokyo 2020 Procter và Gamble.

Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 Seiko Hashimoto, người từng giành HCĐ môn trượt băng tốc độ tại Thế vận hội Olympic mùa đông 1992 ở Albertville bày tỏ khoảnh khắc được đứng trên bục trao thưởng để cảm nhận được vinh quang và sự kết nối với những người đã ủng hộ mình trong suốt một thời gian dài.

Nhạc lễ mừng chiến thắng được trình diễn bởi dàn nhạc giao hưởng Tokyo Metropolitan Symphony với các ca sĩ từ dàn hợp xướng Tokyo’s Philharmonic do Sachio Fujioka chỉ huy. Nhà soạn nhạc Naoki Sato cho biết đã làm nhạc cho các VĐV để họ có thể bước lên bục nhận thưởng với cảm giác thăng hoa nhất.

Nhà soạn nhạc Naoki Sato đã rất nỗ lực tìm ra nguồn cảm hứng sáng tác trong giai đoạn khó khăn do tác động của Covid-19. "Các VĐV đến từ các nền văn hóa, ngôn ngữ và khát vọng đa dạng, vì vậy âm nhạc nếu mang quá nhiều nét đặc trưng nổi bật của Nhật Bản sẽ cản trở những khoảnh khắc của nghi lễ", nhà soạn nhạc Naoki Sato cho biết.

Bản nhạc đã được thu âm vào tháng 9 năm ngoái, nhưng không thể tập hợp tất cả các nhạc sĩ cùng một lúc nên đã được xử lý trong phòng thu. Các VĐV lên nhận huy chương và những người hỗ trợ buổi lễ sẽ mặc đồng phục màu xanh chàm -màu sắc của Uchiginu – trang phục truyền thống của Nhật Bản.

Nhà thiết kế Sodai Yamaguchi đã nghiên cứu trang phục kiểu Kimono mặc tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 1964 và Thế vận hội Olympic mùa đông 1998 ở Nagano.

Nhà thiết kế Yamaguchi cho biết, một chiếc Kimono nhiều lớp có lẽ sẽ quá nóng, vì vậy Yamaguchi đã quyết định chọn một thiết kế mang dáng vẻ của trang phục truyền thống. Đó là sự kết hợp giữa trang phục truyền thống của Nhật Bản và phương Tây để có thể mặc một cách rất thoải mái.

Kể từ Thế vận hội Olympic Munich 1972, bục trao thưởng được coi là một phần quan trọng trong "diện mạo" của một Thế vận hội Olympic. Bục trao thưởng được nhắc tới lần đầu tiên vào năm 1932 tại Thế vận hội mùa đông Lake Placid sau khi Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Henri Baillet-Latour nhìn thấy một chiếc bục được sử dụng tại Thế vận hội đế chế Anh năm 1930.

Nền tảng ban đầu là những cấu trúc đơn giản có thiết kế tương tự. Bục trao thưởng ở Tokyo năm 1964 đã có những vòng tròn Olympic trên nền trắng đơn giản và các số một, hai và ba màu đen tương ứng với các vị trí huy chương vàng bạc và đồng.

Trưởng Ban tổ chức Hashimoto khẳng định Tokyo 2020 vẫn sẽ tiếp tục

Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 Seiko Hashimoto khẳng định Thế vận hội Olympic và Paralympic năm nay sẽ diễn ra theo kế hoạch - trừ khi phần lớn các đội không thể đến Nhật Bản vì đại dịch COVID-19.

Còn 50 ngày nữa mới đến Lễ khai mạc Thế vận hội (dự kiến ​​vào ngày 23 /7), nhưng những dấu hỏi vẫn tiếp tục đeo bám việc tổ chức liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19 và những lo ngại của công chúng Nhật Bản. Ngoài ra 10.000 trong số 80.000 tình nguyện viên cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã đã bỏ cuộc, phần lớn là vì lo sợ  COVID -19.

Ban tổ chức Tokyo 2020 cũng đã loại trừ việc hoãn lần thứ hai và khẳng định quyết tâm tổ chức Thế vận hội Olympic trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Trưởng Ban tổ chức Hashimoto phát biểu cùng Nikkan Sports của Nhật Bản: “Nếu nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới trải qua những tình huống rất nghiêm trọng và các đoàn thể thao từ hầu hết các quốc gia không thể đến, thì chúng tôi sẽ không thể cầm cự được. Nhưng ngược lại, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ không bị hủy bỏ."

Chia sẻ cùng BBC Sport, Trưởng Ban tổ chức Hashimoto khẳng định có "100%" chắc chắn Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ được tổ chức vào tháng tới.

Một số cuộc khảo sát được thực hiện đã cho thấy sự phản đối của công chúng ở Nhật Bản, cụ thể trong đó cuộc thăm dò của Kyodo News vào tháng trước cho thấy 85% lo ngại rằng việc tổ chức Thế vận hội Olympic sẽ dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm COVID -19.

Tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun cũng đăng một bài xã luận thúc giục Thủ tướng Yoshihide Suga hủy bỏ Tokyo 2020, trong khi một bản kiến ​​nghị kêu gọi hủy bỏ Thế vận hội Olympic đã đạt 350.000 chữ ký chỉ trong 9 ngày.

Người hâm mộ nước ngoài cũng không được phép tham dự Thế vận hội Olympic và Paralympic như một biện pháp để giảm nguy cơ lây lan COVID-19. Trưởng Ban tổ chức Hashimoto thừa nhận đó là một "quyết định khó khăn" và thừa nhận có khả năng sự kiện sẽ được tổ chức mà không có khán giả.

Thách thức lớn nhất của Ban tổ chức sẽ là làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát và quản lý dòng người. Chính vì vậy, Ban tổ chức đã nỗ lực xây dựng kịch bản hoàn chỉnh nhất có thể để tạo ra một không gian an toàn cho những người đến từ nước ngoài cũng như những người đang ở Nhật Bản, người dân và công dân Nhật Bản.

Ủy ban Olympic quốc gia Sri Lanka công bố danh sách 8 VĐV tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 

Trong một thông cáo báo chí được Ủy ban Olympic quốc gia Sri Lanka công bố, cơ quan này cho biết đoàn thể thao Sri Lanka tham dự Tokyo 2020 sẽ gồm 08 VĐV và 15 nhân sự khác bao gồm: huấn luyện viên, quản lý, nhân viên vật lý trị liệu và nhân viên tài chính, hậu cần.

Trong số 8 VĐV Sri Lanka  tham dự Thế vận hội Tokyo có hai gương mặt tiêu biểu là VĐV nhảy cầu Mathilda Karlsson và VĐV thể dục dụng cụ Milka Gehani. Karlsson sinh ra ở Sri Lanka, sống ở Đức, là VĐV đầu tiên đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Olympic của thể dục dụng cụ Sri Lanka. Karlsson cũng là VĐV đặt cột mốc đầu tiên cho thể dục dụng cụ Sri Lanka tại Thế vận hội Olympic trẻ khi giành suất tham dự tại Gehani 2018. Ngoài ra, gương mặt VĐV xuất sắc này còn được nhận học bổng từ Quỹ đoàn kết Olympic sau khi giành vị trí đầu bảng xếp hạng lục địa châu Á.

06 gương mặt VĐV còn lại của Sri Lanka sẽ tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 với tư cách là khách mời của Ủy ban Olympic quốc tế. Trong đó, Liên đoàn Bắn súng Sri Lanka đã xác nhận rằng VĐV bắn súng của Hải quân Sri Lanka Tehani Egodawela sẽ nhận được lời mời của Ủy ban ba ​​bên dành cơ hội cho các Ủy ban Olympic quốc gia nhỏ hơn được đại diện tại Thế vận hội.

Ngoài ra, Ủy ban Olympic quốc gia Sri Lanka cũng tiết lộ rằng hai suất mời là ở môn bơi với Matthew Abeysinghe - giành kỷ lục 07HCV, một HCB tại Đại hội thể thao nam châu Á 2019 ở Nepal và nữ VĐV Aniquh Gafoor.

Ủy ban Olympic quốc gia Sri Lanka cũng hy vọng sẽ nhận được thêm ba suất mời ở các môn cầu lông, judo, cử tạ hoặc  vật.

A.T