Theo Ủy ban Phát triển và Quỹ Liên đoàn Quyền anh châu Á, số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ các võ sĩ trên khắp lục địa trong bối cảnh đại dịch Covid 19. Cụ thể nguồn kinh phí được cấp sẽ được dùng cho việc mua trang thiết bị và chương trình giáo dục, cùng với các sáng kiến liên quan khác.
Giám đốc điều hành Ủy ban Phát triển và Quỹ Liên đoàn Quyền anh châu Á Ali Salameh cho biết việc phối hợp với Hiệp hội Quyền anh quốc tế trong phân bổ tài trợ trực tiếp cho các võ sĩ và hỗ trợ các khóa học giáo dục là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển môn thể thao này trên châu lục. Tajikistan, Yemen, Afghanistan, Lào, Campuchia, Nepal, Bhutan và Bangladesh là những quốc gia đã gửi yêu cầu tài trợ và hỗ trợ.
Chủ tịch Hiệp hội Quyền anh quốc tế Umar Kremlev đã đích thân tham dự cuộc họp ở Tashkent. Liên đoàn Quyền anh châu Á cho biết Chủ tịch Kremlev dự kiến lên kế hoạch đến tham dự Giải vô địch quyền anh châu Á ở New Delhi.
Chủ tịch Kremlev cho biết Ban tổ chức nên tối đa hóa việc quảng bá Giải vô địch châu Á và nên tổ chức trận chung kết vào buổi tối để tăng nguồn tài chính từ bản quyền truyền thông và các đài truyền hình.
Taekwondo Mỹ phải bảo vệ các VĐV khỏi lạm dụng tình dục
Tòa án tối cao bang California đã phán quyết rằng Taekwondo Hoa Kỳ có nghĩa vụ pháp lý trong việc bảo vệ các VĐV khỏi bị lạm dụng tình dục. Phán quyết được đưa ra sau vụ kiện của các VĐV Taekwondo Yasmin Brown, Kendra Gatt và Brianna Bordon chống lại Taekwondo Hoa Kỳ. Vào năm 2015, cựu HLV Taekwondo Hoa Kỳ, Marc Gitelman, bị kết tội giao cấu trái pháp luật với Brown và có hành vi dâm ô hoặc dâm ô liên quan đến Gatt và bị kết án 04 năm 04 tháng tù. Số tiền đền bù 60 triệu đô la đã được trao cho ba VĐV vào năm 2017.
Đối với trường hợp trên, Tòa án tối cao bang California giữ nguyên phán quyết của tòa cấp dưới cho rằng Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ không có nghĩa vụ bảo vệ các VĐV. Tòa án cũng khẳng định lại quyết định của Tòa phúc thẩm Quận 2 phán quyết rằng Taekwondo Hoa Kỳ có thể phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại do Gitelman gây ra. Sau buổi điều trần, Stephen Estey - người đại diện cho một trong ba VĐV bị lạm dụng tình dục cho biết: “Trong nhiều thập kỷ, Cơ quan quản lý quốc gia của Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ đã từ chối thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để giữ an toàn cho các VĐV khỏi các HLV “săn mồi”.
Phán quyết này sẽ buộc 61 Cơ quan quản lý quốc gia thuộc quyền quản lý của Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ phải đặt sự an toàn của những các VĐV trẻ hơn tiền và huy chương. Các công ty luật Estey và Bomberger và Corsiglia, McMahon và Allard thay mặt cho các VĐV bị lạm dụng tình dục, đang nỗ lực chuẩn bị các thủ tục pháp lý.
Luật sư Robert Allard cho biết, các Cơ quan quản lý quốc gia không còn có thể 'nhắm mắt làm ngơ' và đổ lỗi cho các câu lạc bộ nhỏ mà trong hầu hết các trường hợp đều không được bảo đảm, thiếu vốn và chủ yếu do các bậc phụ huynh tình nguyện điều hành. Các VĐV vị thành niên trong Phong trào Olympic hiện được bảo vệ tốt hơn nhiều so với trước đây vì các Cơ quan quản lý quốc gia hiện đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng nếu không tuân thủ pháp luật.
Bơi và Thể dục dụng cụ Hoa Kỳ cũng nằm trong số các Cơ quan quản lý quốc gia khác bị cáo buộc lạm dụng. Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ tuyên bố đây là một phát hiện quan trọng và đặt ra tiêu chuẩn cho các trường hợp khác, chình vì vậy Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ cam kết đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt cộng đồng Olympic và Paralympic trong việc bảo vệ tốt hơn các VĐV, đồng thời ngăn chặn và giải quyết tình trạng lạm dụng ở bất cứ nơi nào có thể xảy ra
Hơn 350 đối tượng nữ cho là đã bị lạm dụng bởi cựu bác sĩ Larry Nassar của đội Thể dục dụng cụ Hoa Kỳ, người đã bị tòa án Michigan tuyên án chung thân vào năm 2018. Vụ bê bối Nassar đã kích hoạt một loạt các đánh giá độc lập về Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ, bao gồm cả đánh giá do Ủy ban Biên giới thực hiện. Thượng viện Hoa Kỳ gần đây cũng đã thông qua một dự luật nhằm mục đích giám sát của Quốc hội đối với các Phong trào Olympic và Paralympic Hoa Kỳ. Năm ngoái, sáu đối tượng nữ đã đệ đơn kiện cáo buộc rằng tổ chức Bơi Hoa Kỳ đã không bảo vệ họ khỏi sự lạm dụng tình dục từ các HLV Mitch Ivey, Everett Uchiyama và Andy King.
Hội thảo về tính bền vững của Liên hợp quốc về thể thao dành cho người tị nạn
Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons đã tham gia Hội thảo của Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn nhân Ngày hội hành động toàn cầu về Mục tiêu phát triển bền vững. Hội thảo được tổ chức là một phần của diễn đàn kỹ thuật số toàn cầu kéo dài 02 ngày do Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn tổ chức có tên " Sức mạnh của thể thao cho người tị nạn."
Chủ tịch Andrew Parsons là một trong bốn thành viên Hội đồng gồm gồm đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn Megumi Aoyama cùng những người tị nạn Nam Sudan Nyanen Juch Malik và Keth Aguer Bul. Chủ tịch Parsons nhấn mạnh tầm quan trọng của Thế vận hội Paralympic đối với một tỷ người khuyết tật trên thế giới. Theo quan điểm của Ủy ban Paralympic quốc tế, phong trào Paralympic không chỉ là về Thế vận hội, Paralympic là một nền tảng để làm sáng tỏ thực tế rằng có một tỷ người trên thế giới bị khuyết tật và họ là một trong những nhóm bị thiệt thòi nhất trên thế giới. Vì vậy, khi có những VĐV truyền cảm hứng cho thế giới, truyền cảm hứng cho khán giả trên khán đài và trên truyền hình hoặc trên internet, thì sẽ có một sự thay đổi trong cách mọi người nhìn nhận về người khuyết tật - và tại sao nó lại có sức hút mạnh mẽ đến vậy? Đó là vì phương tiện, và phương tiện là môn thể thao.
Ủy ban Paralympic quốc tế đã thành lập đoàn thể thao Paralympic người tị nạn sau Diễn đàn người tị nạn toàn cầu của Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn vào tháng 12/2019, và đội này sẽ góp mặt tại Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020.
Ủy ban Paralympic quốc tế đồng hành với những người bị thiệt thòi và hiểu rằng những người tị nạn cũng là một nhóm dân số bị gạt ra ngoài lề xã hội. Cha đẻ của Phong trào Paralympic, Ludwig Guttmann, chính là một người tị nạn. Sau chiến tranh, ông đã sử dụng thể thao để giúp phục hồi chức năng cho binh lính và sau đó tuyên bố hy vọng rằng mọi người khuyết tật một ngày nào đó có thể trở thành "người đóng thuế", nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm cho người khuyết tật. Quyền lợi mà người khuyết tật cần có, nghĩa là quyền công dân, là một công việc và đóng góp cho xã hội.
Đó cũng là tầm nhìn và mục tiêu mà Ủy ban Paralympic quốc tế mong muốn mang đến cho người khuyết tật, đồng thời cũng là tầm nhìn của tổ chức này đối với những người tị nạn. Ủy ban Paralympic quốc tế hy vọng sẽ có 06 VĐV tham gia đoàn thể thao Paralympic Người tị nạn tại Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020.
A.T